Thẻ Căn cước công dân là gì?
Thẻ Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân chính của một công dân. Đây hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân - một loại giấy tờ tùy thân ở Việt Nam, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo luật của nước này, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân
Căn cước công dân theo quy định Luật Căn cước công dân 2014 là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân đó. Nội dung Căn cước công dân sẽ được thể hiện trên thẻ căn cước và được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân
Cầm trên tay thẻ Căn cước công dân chắc hẳn bạn vẫn luôn thắc mắc không biết ý nghĩa của 12 con số trên thẻ nghĩa là gì. Trên thực tế, đây chính là mã số định danh của mỗi cá nhân. Các con số này mang ý nghĩa xác định các thông tin sau:
- 3 Số đầu là mã số xác định mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh: mã thế kỷ sinh là thế kỷ mà công dân sinh ra, mã giới tính được xác định tương ứng như sau: Theo quy định tại phụ lục III Thông tư 07/2016/TT-BCA
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
Mã năm sinh là năm sinh của công dân
- 3 số tiếp theo là Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh được quy định như sau:
- Hoặc 3 số tiếp theo là mã quốc gia được quy định như sau: Ví dụ: Việt Nam có mã là 000
Danh mục mã quốc gia bạn đọc có thể tham khảo tại Phụ lục II Thông tư 07/2016/TT-BCA ban hành ngày 01 tháng 02 năm 2016.
- 6 số cuối sẽ là 6 số ngẫu nhiên.
Ví dụ số căn cước của công dân sinh năm 1990, giới tính nam, nơi đăng ký khai sinh tại Hà Nội, quốc tịch Việt Nam như sau: 200001XXXXXX
Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân thế nào?
Để tiến hành làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân bạn có thể đến tại cơ quan có thẩm quyền.
Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (theo Luật Căn cước công dân 2014)
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Trình tự, thủ tục, đổi thẻ Căn cước công dân bao gồm các bước theo trình tự sau đây:
Bước 1: Công dân điền vào tờ khai Căn cước công dân tại Cơ quan quản lý Căn cước công dân.
Bước 2: Cán bộ tại cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong tờ khai Căn cước công dân (điền mẫu này tại bước 1) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ.
Tại bước 2, cán bộ tiếp nhận hồ sơ và sẽ xảy ra các trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1, công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Trường hợp 2, khi đủ điều kiện thì tiến hành hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định và hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân bằng văn bản.
Trường hợp 3, khi đã đã đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung
Trường hợp 4, thông qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai Căn cước công dân.
Bước 3: Thời hạn làm việc là không quá 7 ngày làm việc tại thành phố, thị xã đối với việc cấp mới và đổi; không quá 20 ngày làm việc đối với các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo; không quá 15 ngày làm việc với các khu vực còn lại.
Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (theo Luật Căn cước công dân 2014)
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Mức thu lệ phí là 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân cho đối tượng là công dân từ đủ 16 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi; chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân. 50.000 đồng/ thẻ căn cước khi thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán, có sai sót về thông tin trên thẻ khi công dân có yêu cầu. 70.000 đồng/Căn cước công dân khi cấp lại thẻ do bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm hướng dẫn thủ tục làm Căn cước công dân nhanh và chính xác nhất để biết thông tin chi tiết.
Lan NgọcBạn đang xem bài viết Ý nghĩa 12 số căn cước công dân, thủ tục đổi thẻ căn cước công dân chính xác nhất tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].