Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận, huyện, thị xã nơi công dân đăng ký thường trú.
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin công dân kê khai với thông tin của công dân trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan:
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành nhận dạng, thu nhận thông tin, vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn trả căn cước công dân cho công dân.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại.
Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Bước 3: Trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Nếu ở Hà Nội thì công dân đến trực tiếp tại trụ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Số 44 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội).
Căn cước công dân là gì?
Căn cước công dân là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân - một loại giấy tờ tùy thân ở Việt Nam, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo luật của nước này, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.
Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Sổ hộ khẩu;
b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết
+ Đối với công dân ở thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
+ Đối với trường hợp công dân ở các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
+ Đối với công dân ở các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc
Làm Căn cước công dân ở đâu tại các tỉnh thành?
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước:
1. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Làm thẻ Căn cước công dân có mất phí không?
Thông tư 331/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 256/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải nộp lệ phí thẻ Căn cước công dân theo quy định.
Về mức thu lệ phí, Thông tư quy định công dân từ 16 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới thẻ Căn cước công dân; đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi; chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Hướng dẫn thủ tục làm căn cước công dân nhanh và chính xác nhất tại chuyên mục Thủ tục hành chính của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].