Sốt mò - Bệnh hay bị chẩn đoán nhầm, tưởng đơn giản nhưng dễ nguy kịch

Sốt mò hay còn gọi là bệnh Rickettsia có nhiều biểu hiện giống với các bệnh như sốt phát ban, nhiễm trùng huyết nên dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến tình trạng nguy kịch với biểu hiện sốt cao, đau bụng, nôn ói…

Vết côn trùng cắn khiến nạn nhân mắc sốt mò

Vết côn trùng cắn khiến nạn nhân mắc sốt mò

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị N (sinh năm 1946, trú tại Đông Dư – Gia Lâm – Hà Nội) trong tình trạng đau bụng, sốt liên tục (39- 40 độ), nôn nhiều, nổi ban đỏ rải rác toàn thân, xung huyết kết mạc mắt, phù nề 2 mắt, không ăn uống được.

Với tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân, ngay lập tức bệnh viện đã giao cho khoa Truyền nhiễm hội chẩn và phát hiện ra một vết đốt ở vùng cánh tay trái, kèm theo nổi hạch nách trái từ 1- 2cm. Bên cạnh đó, bệnh nhân đã có các biến chứng viêm phổi và nghi ngờ viêm màng não cấp. 

Dựa vào các triệu chứng như trên các bác sĩ khoa Truyền nhiễm đã xác định bệnh nhân bị sốt mò hay còn gọi là bệnh Rickettsia. Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ khoa Truyền nhiễm điều trị tích cực. Sau 10 ngày bệnh nhân đã bình phục và xuất viện.

Bác sĩ Lê Xuân Sơn – Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho hay: “Đối với bệnh sốt mò hay còn gọi là Scrub typhus, các bác sĩ phải có kinh nghiệm và thường phải nghĩ đến ngay bệnh này thì mới có thể phát hiện sớm. Và dựa trên các biểu hiện điển hình như các nốt đốt đóng vảy đen, mọc ở chỗ kín, nách, bẹn cổ…

Tuy nhiên bệnh có nhiều biểu hiện giống với các bệnh như nhiễm trùng huyết, chúng ta phải có các xét nghiệm và hội chẩn đúng để phát hiện bệnh sớm. Nhất là đối với người cao tuổi sức đề kháng yếu căn bệnh dễ biến chứng nguy hại như viêm phổi cấp, suy đa tạng, viêm màng não”.

Bệnh sốt mò do vi khuẩn Ricketsia tsutsugamushi hay R.orientalis gây nên, từ súc vật sang người do côn trùng trung gian là ấu trùng mò.... gọi bệnh "sốt mò". Cơ chế bệnh sốt mò là tổn thương hoại tử và viêm tắc mạch máu gây tăng thẩm thấu thành mạch làm thoát huyết tương, phù tổ chức, tràn dịch,...

sot-mo-to

Ấu trùng mò thường đốt máu ở những nơi da mềm mỏng như bẹn, gần hậu môn, nách, rốn, mi mắt.... người bệnh ít để ý và khó phát hiện. Không nhầm lẫn giữa sốt mò với các bệnh do richketsia khác như sốt phát ban chấy rận, sốt phát ban do chuột (bọ chét), sốt Q...

Bệnh do Rickettsia tsutsugamushi gây nên sốt cấp tính, đau đầu dữ dội và nổi hạch. Ở chỗ mò đốt, lúc đầu có một tổn thương gồm một vết loét có đóng vảy trên da rất điển hình, sau đó bắt đầu sốt. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tỷ lệ tử vong của bệnh sốt mò có thể chiếm khoảng từ 1 - 60%.

Bệnh sốt mò hay sốt phát ban bụi rậm thường xảy ra khá phổ biến ở các vùng miền quê xa xôi hẻo lánh, đời sống kinh tế còn thấp tại một số nước châu Á và châu Úc.

Bệnh hay gặp ở những người có hoạt động kiểm tra hoặc làm việc trong các vùng bị nhiễm mò như bụi rậm, bãi đất, rừng phát quang, rừng trồng lại; các khu định cư mới và những vùng sa mạc hoang hóa mới được tưới nước.

Hồng Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính