Cụ thể, sinh viên thuộc nhóm có xu hướng tính dục thiểu số có nguy cơ tự tử (trong suy nghĩ và hành vi) cao gấp 4 – 8 lần so với nhóm đối tượng khác trong cuộc khảo sát này.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năm đầu tiên của đại học là thời điểm quan trọng để xem xét nguy cơ tự tử của sinh viên, đặc biệt là những nhóm thiểu số. Tính trên toàn cầu, tự tử là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong, đối với độ tuổi từ 15 – 29 tuổi.
Nghiên cứu trên do Dự án Khảo sát Sức khỏe tâm thần sinh viên thế giới (WHO) thực hiện và được tiến hành ở 8 nước: Australia, Bỉ, Đức, Mexico, Bắc Ireland, Nam Phi, Tây Ban Nha và Mỹ.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 1/3 sinh viên đại học năm đầu đã từng nghĩ đến chuyện tự tử, và tỷ lệ này tăng lên một cách rõ rệt trong nhóm sinh viên đồng tính.
Ông Philippe Mortier - nhà nghiên cứu thần kinh học tại Leuven và cũng là tác giả nghiên cứu, cho rằng các nghiên cứu trong tương lai sẽ cần phân biệt tốt hơn những sinh viên thuộc nhóm nguy cơ cao nào sẽ tiếp tục thực hiện các nỗ lực và tự tử.
Nhóm có xu hướng tính dục thiểu số bao gồm: đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT).
Ngoài yếu tố xu hướng tính dục, các yếu tố khác như: tôn giáo (ngoài Thiên Chúa giáo), là nữ giới, có cha mẹ không kết hôn, có cha mẹ đã qua đời, ở tuổi 20 hoặc hơn – cũng làm tăng gấp 2 lần nguy cơ tự tử.
Nghiên cứu trên gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của sinh viên, đặc biệt là sinh viên thuộc các nhóm thiểu số.
50% số sinh viên đã từng nghĩ đến việc tự sát tiếp tục lập kế hoạch cho ý định này.
Tuy nhiên, chỉ 22% những người đã lập kế hoạch sau đó thực hiện việc làm sai lầm này.
Như vậy, ngay cả với nhóm LGBT, đa số những người có ý định tự tử cũng không hiện thực hóa ý nghĩ tiêu cực của mình.
WHO
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Sinh viên đồng tính có nguy cơ tự tử vì tình cao và cảnh báo đáng suy nghĩ của WHO tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].