Cụ thể, tại Điều 57 dự thảo Luật bảo hiểm xã hội quy định, khi đình chỉ thai nghén, lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày: Thai dưới 5 tuần tuổi.
- Tối đa 20 ngày: Thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
- Tối đa 40 ngày: Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi.
Trong đó, đình chỉ thai nghén là một thuật ngữ y học chỉ việc sử dụng các biện pháp can thiệp y tế nhằm chấm dứt sự phát triển của thai nhi, hiểu còn được hiểu đơn giản là trường hợp phá thai.
Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết chế độ cho người lao động sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, nếu quy định mới này được thông qua, ngay cả khi lao động nữ phá thai ngoài ý muốn thì người này cũng vẫn được giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tại dự thảo Luật bảo hiểm xã hội và đang lấy ý kiến, chứ chưa phải quy định chính thức.
Theo lộ trình đề ra, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (diễn ra vào tháng 10/2023).
Dự kiến Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ được các đại biểu Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2024 và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2025.
An AnBạn đang xem bài viết Phá thai ngoài ý muốn cũng có thể được hưởng chế độ thai sản tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].