Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan cả đêm

Bố mẹ nào cũng mong trẻ sơ sinh ngủ ngoan cả đêm. Vậy bố mẹ cần chuẩn bị gì, cần tổ chức ra sao để giúp trẻ sơ sinh có một giấc ngủ ngoan cả đêm?

Thiết lập các thói quen giúp trẻ ngủ ngon

1- Khiến trẻ sơ sinh bận rộn.

 

Tại những thời điểm mà con của bạn đang thức, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động chẳng hạn như trò chuyện, ca hát, hoặc một chơi đùa với trẻ. Kích thích trẻ hoạt động vào ban ngày sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành thói quen ngủ tốt hơn vào ban đêm.

Vì trẻ sơ sinh thường sẽ ngủ khá nhiều giờ trong ngày, bạn nên cố gắng hết sức để cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác khi trẻ thức.

Ôm con của bạn vào lòng và ca hát cho con nghe hoặc ngắm nhìm trẻ khi trò truyện với chúng. Thời điểm tốt nhất để bạn thực hiện điều này là khi bạn đang cho con bú, thay quần áo, hoặc thay tã cho chúng.

   

 

Thiết lập thời gian ngủ cố định. Thiết lập thời gian ngủ cố định và hình thành thói quen thư giãn vào buổi tối có thể giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Phương pháp này sẽ giúp con của bạn thư giãn và điều chỉnh nhịp sinh học của trẻ, đưa ra gợi ý cho trẻ về thời gian cần phải đi ngủ vào ban đêm.

  • Cân nhắc các yếu tố như thời gian ngủ trưa, thời điểm cho con bú sữa, và độ tuổi của trẻ khi thiết lập thời gian ngủ phù hợp.
  • Xây dựng thời gian ngủ hợp lý, và hiểu rõ rằng trẻ sơ sinh cần phải được cho bú trong đêm (xin nhắc lại, bạn cần phải cho con bú sau mỗi 2 – 4 giờ). Ví dụ, bạn nên thiết lập thời gian ngủ của trẻ sao cho gần sát với thời gian ngủ của bạn để cả hai đều có được khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối.
  • Bạn cần phải linh hoạt trong việc xây dựng thời gian biểu khi cần thiết.
   

 

Khuyến khích con của bạn thư giãn và ngủ. Trẻ sơ sinh có thể sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để chìm vào giấc ngủ. Việc khuyến khích trẻ thư giãn để có thể ngủ trong khoảng 1 giờ trước giờ ngủ thông thường sẽ giúp gửi tín hiệu đến bộ não và cơ thể của trẻ rằng đã đến giờ đi ngủ.

  • Không nên để trẻ ngủ gần ánh đèn sáng hoặc tiếng ồn.
  • Vặn nhỏ đèn tại bất kỳ khu vực nào mà bạn và con của bạn đang có mặt. Hành động này sẽ giúp báo hiệu rằng đã đến giờ ngủ.
  • Trẻ có thể sẽ quấy khóc vì chúng đã quen với sự thoải mái trong vòng tay bạn. Trong trường hợp này, bạn nên trò chuyện với trẻ và xoa lưng cho trẻ, vì hành động này sẽ giúp trẻ sơ sinh thư giãn và trấn an trẻ.
   

 

Cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả. Con của bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ hoặc bình tĩnh lại. Cho trẻ ngậm ti giả sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn và ngủ lâu hơn.

  • Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ngậm ti giả trong khi ngủ sẽ giảm thiểu nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (sudden infant death syndrome - SIDS).

   

 

5- Tuân theo thói quen ngủ phù hợp. Thói quen ngủ phù hợp sẽ cung cấp thêm gợi ý cho con của bạn biết rằng đã đến lúc phải đi ngủ. Các hoạt động như đi tắm, đọc sách, ca hát, hoặc nghe loại nhạc êm dịu sẽ giúp trẻ liên kết chúng với giờ ngủ.

  • Đọc sách cho trẻ sơ sinh nghe trong ánh đèn dịu nhẹ sẽ giúp trẻ bận rộn mà không khiến trẻ khích động quá mức.
  • Ngâm mình trong nước ấm và mát-xa nhẹ nhàng có thể khiến trẻ buồn ngủ.
  • Bạn cũng nên cho con của bạn ăn để chúng không bị đói trong đêm.
  •    

     

    6- Hình thành môi trường ngủ phù hợp. Phòng ngủ của trẻ phải thoải mái và không gây kích thích quá mức. Việc kiểm soát các yếu tố như nhiệt độ, tiếng ồn, và độ sáng có thể giúp trẻ ngủ ngon suốt đêm.

    • Nhiệt độ tốt nhất để ngủ là trong khoảng từ 15 – 23°C.
    • Loại bỏ mọi tác nhân kích thích trong phòng ngủ của trẻ nhỏ, chẳng hạn như các thiết bị điện tử. 
    • Sử dụng rèm cửa hoặc rèm cuốn để kiểm soát lượng ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ. Bạn nên lựa chọn loại đèn ngủ với màu sắc không quá chói chang như màu đỏ để bảo đảm cho quá trình ngủ nếu cần thiết.
    • Giữ yên tĩnh trong phòng, tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng. Loại máy này sẽ giúp át đi tiếng ồn xung quanh và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
    • Bạn nên sử dụng loại đệm giường thoải mái và chắc chắn, nhưng hãy nhớ loại bỏ tất cả chăn hoặc vật dụng mềm để trẻ không bị ngạt thở.
   

 

7- Đặt trẻ vào cũi khi trẻ đang trong trạng thái buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Hành động này sẽ giúp con của bạn liên kết chiếc giường với giấc ngủ. Biện pháp này sẽ giúp khuyến khích trẻ chìm vào giấc ngủ và tiếp tục ngủ mà không cần phải có mặt bạn bên cạnh.

  • Cho trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa.
  • Tránh để trẻ sơ sinh ngủ cùng bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành động này sẽ khiến trẻ dễ bị ngạt thở hoặc bị bóp nghẹt.
  •    

     

    8- Tránh ngủ cùng trẻ. Mặc dù có lẽ bạn sẽ muốn ngủ cùng con, nhưng nên tránh cho trẻ ngủ cùng giường hoặc ngủ chung với trẻ. Điều này không chỉ khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ và không thể ngủ lâu mà còn làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng SIDS.

    • Nếu muốn cho trẻ ở gần bạn khi ngủ, bạn có thể đặt cũi hoặc nôi trong phòng của bạn.
  •    

     

    9- Dỗ con của bạn chỉ khi thật sự cần thiết. Trẻ quấy khóc vào ban đêm không phải là điều bất thường. Bạn nên hạn chế dỗ dành trẻ vào ban đêm càng nhiều càng tốt để giảm thiểu hình thành tác nhân kích thích và giúp trẻ nhanh chóng trở về với giấc ngủ.

  • Ngoài ra, bạn cũng nên giữ cho quá trình cho con bú và thay tã diễn ra trong bầu không khí yên lặng và nhạt nhẽo vào ban đêm để khuyến khích trẻ ngủ ngon hơn. 

    • Vặn nhỏ đèn và nói khẽ cũng như hạn chế tối đa mọi chuyển động. Phương pháp này sẽ giúp con của bạn biết rằng đã đến lúc phải đi ngủ chứ không phải là lúc để nô đùa.

Những kỹ năng dành riêng cho cha mẹ  

   

 

1- Tìm hiểu về cách ngủ của trẻ sơ sinh. Đối với trẻ nhỏ, “ngủ ngoan cả đêm” có khá nhiều ý nghĩa khác nhau theo từng độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ cách thức ngủ đêm của trẻ sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch thực tế hơn trong quá trình rèn luyện trẻ sơ sinh ngủ ngoan vào ban đêm.

  • Khi trẻ sơ sinh đạt khoảng 5 kg, bạn sẽ không cần phải cho con bú vào ban đêm.
  • Trẻ sơ sinh sẽ không ngủ nhiều hơn 3 giờ mỗi lần bởi vì chúng thường xuyên cần phải bú sữa.
  • Khoảng 2 – 3 tháng, trẻ có thể ngủ từ một mạch từ 5 – 6 giờ, mặc dù có thể chúng cũng cần phải bú thêm vào buổi tối.
  • Vào khoảng 4 tháng, con của bạn sẽ có khả năng ngủ liên tục từ 7 – 8 giờ và sẽ không đòi hỏi bạn phải cho bú giữa đêm.
   

 

2- Nhận biết rằng cựa quậy là điều bình thường. Hầu hết mọi trẻ sơ sinh đều sẽ uốn éo, ngọ nguậy, phát ra âm thanh, và giật mình trong khi ngủ. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường và không cần bạn phải chú ý quá nhiều.

  • Chờ vài phút sau khi trẻ cựa quậy để xem trẻ có ngủ lại hay không.
  • Chỉ phục vụ trẻ khi bạn nghi ngờ rằng con của bạn đang đói bụng hoặc khó chịu.
   

 

3- Điều chỉnh thói quen nếu cần. Con của bạn có thể sẽ có thói quen ngủ tự nhiên khiến chúng trở thành người thích thức đêm hay người hay dậy sớm. Bạn nên tôn trọng thời gian biểu của trẻ và điều chỉnh nếu cần sẽ giúp trẻ – và cả bạn – chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

  • Bạn cũng nên điều chỉnh dần thời gian ngủ của trẻ để chúng đi ngủ vào thời điểm thuận tiện nhất cho bạn. Ví dụ, thay đổi khoảng 30 phút ngủ trưa hoặc ngủ đêm từ tuần này sang tuần khác sẽ giúp con của bạn hình thành thời gian ngủ phù hợp hơn. 
   

 

4- Nhìn nhận lạc quan hơn về giấc ngủ của trẻ. Kỹ năng làm cha mẹ của bạn hoàn toàn không liên quan đến khả năng giúp trẻ có thể ngủ ngoan cả đêm. Khi có cái nhìn lạc quan hơn về nếp ngủ của trẻ nhỏ, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận và thoải mái hơn.

  • Bạn nên nhớ rằng thói quen ngủ của trẻ sơ sinh có thể thay đổi mỗi tuần, và sẽ có những ngày mà trẻ ngủ nhiều hơn những ngày khác. Điều này đặc biệt đúng khi trẻ đang trong quá trình phát triển hoặc trong giai đoạn mọc răng. 
   

 

5- Đến gặp bác sĩ khoa nhi. Nếu con của bạn không ngủ hoặc gặp những vấn đề khác khiến bạn lo lắng, bạn nên đến gặp bác sĩ khoa nhi.

  • Bác sĩ có thể giúp bạn phát triển thói quen ngủ cho trẻ hoặc đánh giá tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như hội chứng colic (hội chứng quấy khóc) khiến trẻ sơ sinh không thể ngủ ngon cả đêm.

Lời khuyên

  • Bạn không nên buộc tã cho con quá chặt hoặc quá rộng đến nỗi chất thải có thể bị rò rỉ ra ngoài.
  • Kiểm tra xem liệu trẻ có mắc phải hội chứng colic hay không và tiến hành sử dụng biện pháp xoa dịu phù hợp cho trẻ.
  • Ôm trẻ vào lòng để tiếng tim đập sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại.
  • Cân nhắc dùng khăn quấn quanh người trẻ để tạo cảm giác yên tâm cho trẻ. 
Theo WikiHow/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO