Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh – Giấc ngủ rất quan trọng với bé sơ sinh và duy trì cho bé được một giấc ngủ ngon là nhiệm vụ rất quan trọng của mẹ.
Khi mới lọt lòng trẻ sơ sinh vẫn giữ nguyên tư thế từ bào thai, nghĩa là tay chân co lại, trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau đẻ nên nằm ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ đệm một khăn bông nhỏ.
Sau 1-2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị biến dạng do cứ để nằm nghiêng mãi về một phía, vì lúc mới sinh khớp xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau.
Tuy nhiên, nếu bé vừa Bú Sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng về phía bên phải, để tránh cho bé khỏi nôn trớ.
Dưới đây là ưu, nhược điểm của các tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh:
1.Trẻ sơ sinh ngủ ngửa
Ưu điểm: Nằm ngửa giúp các cơ của em bé ở trong trạng thái thoải mái nhất, những cơ quan như tim, đường tiêu hoá không bị chèn ép và cha mẹ có thể quan sát những thay đổi trên khuôn mặt bé, chân tay con có thể di chuyển tự do. Nằm ngửa cũng hạn chế việc miệng, mũi bị chặn, gây ngạt thở.
Nhược điểm: nằm ngửa cũng có nhược điểm, là em bé dễ bị trớ, sặc. Nếu con vừa ăn xong hoặc vừa nằm ngửa vừa ăn, sữa sẽ tập trung ở cổ họng của bé, nếu phát hiện không kịp thời sẽ bị nghẹt thở vào khí quản và phổi.
Thêm vào đó, vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện nên khi ngủ ngửa liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây bẹt đầu.
2. Trẻ ngủ sấp, bụng chạm xuống đệm
Trẻ sơ sinh rất thích ngủ sấp nhưng nhiều chị em lại lo lắng đây là tư thế ngủ không an toàn
Ưu điểm: Nằm sấp, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh chưa đầy một tháng, hoá ra lại rất có lợi cho sự phát triển của ngực và phổi, và có thể cải thiện dung tích phổi, hệ hô hấp của em bé để thúc đẩy sự phát triển.
Đây là lý do tại sao rất nhiều bà mẹ nước ngoài sẵn sàng hơn cho con ngủ sấp hoặc lật sấp bé khi mới vài ngày tuổi. Khi nằm sấp, bé cũng không phải đối mặt với nguy cơ biến dạng đầu. Hầu hết thai nhi trong tử cung đều ngủ với tư thế này
Nhược điểm: Tay chân của em bé không được cử động thoải mái. Ngực và bụng áp chặt vào đệm cũng dễ khiến bé bị nóng, dễ bị nổi mẩn, chàm.
3. Trẻ ngủ nghiêng bên trái hoặc phải
Ưu điểm: Tư thế này giúp tiêu hóa tốt, làm giảm khả năng bị trớ, sặc sữa khi ngủ, sữa sẽ không chảy vào cổ họng, gây nghẹt thở. Ngủ nghiêng cũng đồng thời tránh áp lực lên tim.
Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh – Nằm nghiêng
Nhược điểm: Không phải lúc nào trẻ cũng có thể duy trì nằm nghiêng, mẹ có thể để chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp bé duy trì được tư thế ngủ này. Khi bé ngủ ở tư thế nghiêng mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt.
Có như vậy khi bé bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không thể trở thành tư thế nằm sấp được. Ngoài ra để tránh sự phát triển của bất đối xứng trên khuôn mặt bé, mẹ cũng cần cho bé đổi bên thường xuyên.
Trẻ sơ sinh có cần gối đầu không?
Theo thống kê, từ năm 1992 đến năm 2010, nước Mỹ có tới gần 700 trẻ sơ sinh qua đời vì đột tử trong lúc ngủ (SIDS).
Những vật dụng tưởng chừng như cần thiết với trẻ (chăn, gối) lại có thể trùm lên mặt, mũi của bé trong lúc ngủ và là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ngạt thở, thiếu oxy.
Cột sống của trẻ nhỏ (đặc biệt là bé trước 2 tuổi) không có đốt sống cong tự nhiên giống như của người lớn. Từ 0-4 tuổi, sống lưng của trẻ hoàn toàn thẳng.
Thêm vào đó, trọng lượng đầu của bé sơ sinh chiếm tới 1/4 trọng lượng cơ thể. Nghĩa là giữa đầu và người bé có một tỉ lệ không cân xứng.
Điều này khiến cho cơ thể con cần được nằm tự nhiên trên một mặt phẳng để cột sống của con không bị cong vẹo ngay từ nhỏ.
Chính vì vậy mà các chuyên gia cũng khuyên rằng, trẻ không cần nằm gối cho đến khi 2 tuổi. Sau thời điểm này, khi cổ con đã cứng cáp thì bé cũng chỉ cần một chiếc gối thấp là hợp lý nhất.
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Những tư thế an toàn và giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc tại chuyên mục Con ngủ ngon an toàn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].