Khi con trai nhỏ cần đi vệ sinh, mẹ đưa vào nhà vệ sinh nam hay vệ sinh nữ?

Sẽ ra sao nếu trẻ bước vào nhà vệ sinh nữ cùng mẹ và đặt ra những câu hỏi đúng với bản chất tò mò của con: vì sao mọi người lại ngồi, vì sao mọi người không có thứ giống của con?

BAME

Hiện nay, chủ đề cha đưa con gái hay mẹ đưa con trai đi vệ sinh đang gây xôn xao cộng đồng mạng.

Đây là một vấn đề tưởng chừng rất quen thuộc, nhưng lại gây không ít băn khoăn cho mọi người.

Bởi vì việc đưa con vào nhà vệ sinh khác giới tính có thể gây khó xử cho những ai đi vệ sinh, mà cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về tâm lý và khía cạnh giới tính cho con. 

Trang Đông Nam của Trung Quốc đã phỏng vấn ngẫu nhiên 20 phụ huynh tại trung tâm mua sắm lớn để hỏi về vấn đề này.

Vấn đề đã khiến không ít bậc cha mẹ băn khoăn, mỗi người một quan điểm khác nhau. 

Trong 20 người được phỏng vấn, 13 người cho rằng, con cái phải vào nhà vệ sinh cùng cha mẹ để đảm bảo an toàn.

7 người còn lại lại cho rằng, việc vào nhà vệ sinh khác giới sẽ gây tình huống khó xử cho những người bên trong, lại khiến trẻ mất đi khả năng tự phục vụ mình.

113610113

Bố mẹ đưa con đi vệ sinh, hay bố mẹ phải đi vệ sinh mang con theo vào nhà vệ sinh khác giới đều tạo ra những băn khoăn khá giống nhau.

Một bên là sự e ngại về vấn đề giới tính, một bên là vấn đề an toàn của con trẻ.

Phóng viên đã đến một cửa hàng lớn ở đường Phúc Châu, Phúc Kiến Trung Quốc.

Tại nhà vệ sinh ở tầng 4, phóng viên đã gặp một trường hợp như sau: một cậu bé đứng ngoài cửa nhà vệ sinh khép hờ không xa, đang nói chuyện với mẹ trong nhà vệ sinh.

Người mẹ trong câu chuyện chia sẻ: 'Con trai tôi năm nay 3 tuổi, bình thường tôi đi đâu ra ngoài cũng phải mang con theo.'

Về vấn đề mang con trai vào nhà vệ sinh nữ, người mẹ cũng cảm thấy khó xử: 'Mang con trai vào nhà vệ sinh nữ, thực sự tôi cũng cảm thấy không biết phải làm sao.

Nhưng nếu để con đợi ở ngoài, tôi thực sự không yên tâm. Nhất là khi tệ nạn bắt cóc đang hoành hành như ngày nay'.

Khi được hỏi vì sao không nhờ nhân viên cửa hàng trông em bé, người mẹ cho biết, một mặt không yên tâm, vì nếu có khách hàng, họ cũng không thể để tâm đến thằng bé.

Ngược lại nhân viên cũng không muốn làm điều này. Vì nhỡ em bé khóc, họ cũng không biết phải xử lý ra sao.

Dẫn con trai vào nhà vệ sinh hay những khu vực riêng tư của phụ nữ có thể gây ảnh hưởng tới người xung quanh và cả vấn đề tâm sinh lý của trẻ.

Dẫn con trai vào nhà vệ sinh hay những khu vực riêng tư của phụ nữ có thể gây ảnh hưởng tới người xung quanh và cả vấn đề tâm sinh lý của trẻ.

Nếu là trường hợp đưa trẻ vào nhà vệ sinh khác giới cũng xảy ra băn khoăn tương tự: liệu có thể để có một mình vào nhà vệ sinh?

Ngoài việc không phải đứa trẻ nào cũng đủ khả năng tự phục vụ, đi vệ sinh một mình, phụ huynh còn lo ngại khả năng con bị lạm dụng, xâm hại.

Hiện nay những bài báo về các con yêu râu xanh tràn lan trên mạng, bất cứ lúc nào con chúng ta cũng có thể là nạn nhân của chúng, nhất là ở những khu vực nhạy cảm như nhà vệ sinh. 

Thế nhưng chuyện gì xảy ra nếu đưa con vào nhà vệ sinh khác giới?  

Một người mẹ đã phát hoảng khi con trai thắc mắc sau khi vào nhà vệ sinh nữa: tại sao mấy cô lại ngồi đi vệ sinh? Tại sao nhiều người không có cơ quan sinh dục giống của cậu bé?

Từ bấy giờ nếu trường hợp buộc phải đưa con vào nhà vệ sinh nam, cô đành che mắt con lại đến khi vào phòng vệ sinh riêng và đóng cửa lại. 

ee0c4f409faf46dbbca73cGGc48b91536b

 Vậy đâu là hướng giải quyết?

Cách giải quyết của bà mẹ ở trên cũng là một hướng đơn giải để giúp các con không phát sinh những tò mò giới tính.

Ngược lại những người trong nhà vệ sinh cũng cảm thấy bớt ngại ngùng khi có người khác giới - dù là trẻ nhỏ đi vào. 

Một vài bậc phụ huynh khác cũng có giải pháp là nhờ một ai đó cùng giới với đứa trẻ đưa con vào.

Tuy nhiên, phương án này cũng có nhiều hạn chế, như con không thích người lạ, hoặc tiềm ẩn (dù rất ít) nguy cơ xâm phạm đứa trẻ từ chính người được nhờ. 

Từ phía các chuyên gia nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Giáo viên của Viện nghiên cứu giáo dục Phúc Châu, Trung Quốc cho biết: 'Trẻ em giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi học tại trường mẫu giáo đã bắt đầu nhận thức được sự khác biệt giới tính.

Việc thỉnh thoảng phải vào nhà vệ sinh cùng bố mẹ không gây ảnh hưởng. Hơn nữa hiện nay đa số nhà vệ sinh đều chia phòng riêng, nên việc gặp vấn đề về giới tính là ít có khả năng.

Tuy nhiên nếu việc này diễn ra nhiều lần rất có thể dẫn đến một số vấn đề về vấn đề góc độ giới tính.'

AAA

Vì vậy, cách đơn giản và trước mắt để giải quyết tình huống khó xử này là sớm hướng dẫn trẻ cách tự đi vệ sinh. 

Điều này thực tế không quá khó khăn. Vì  từ khi đi nhà trẻ, các bé đã nên học và cũng sớm được học cách tự đi vệ sinh .

Đồng thời, cô đề nghị: 'Mỗi gia đình nên dần dần giúp con học cách tự bảo vệ mình trong nhà vệ sinh.

Khi vào nhà vệ sinh cần chủ động yêu cầu giúp đỡ... Điều này cũng góp phần vào sự phát triển tâm lý của trẻ.

Việc giáo dục giới tính với trẻ phù hợp độ tuổi cùng việc bảo vệ cơ thể mình không để người khác xâm phạm, cho tới cá biện pháp cầu cứu khi gặp nguy hiểm là cần thiết.

Những yếu tố này không chỉ quan trọng không chỉ với tình huống trẻ tự đi vệ sinh này, mà còn giúp con tự bảo vệ chính mình suốt quá trình trưởng thành. 

Phương pháp lâu dài mang tính xã hội là tiến với việc xây dựng phòng vệ sinh thứ 3, dành cho những trường hợp đặc biệt. 

Hiện nay nhiều khu vực đã xây dựng nhà vệ sinh đặc biệt dành cho người khuyết tật, và hình thức này nên được nhân rộng. 

Thượng Hải là một trong những thành phố hiện đại của Trung Quốc đã sớm tiến hành xây dựng thí điểm phương án này. 

'Nhà vệ sinh thứ ba' không chỉ có cũi trẻ em và bồn cầu tiện lợi cho trẻ em, còn có phòng tắm đi kèm.

Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng, phương án này sẽ còn gây nhiều tranh cãi về mặt lợi ích, hiệu quả cho tới yếu tố kinh tế. 

Vì vậy, trước mắt, bố mẹ hãy tự học cách giáo dục và bảo vệ con mình.

Nếu buộc phải cho con vào nhà vệ sinh khác giới, hãy hạn chế để con nhìn thấy vùng kín của người khác giới cũng như ngược lại, không để người khác giới nhìn thấy vùng kín của con. 

Tốt nhất hãy cho con vào phòng riêng.

Hướng dẫn con cách tự đi vệ sinh và bảo vệ bản thân mình. 

Hiện tại Việt Nam chưa có nhà vệ sinh dành riêng cho bé, nhưng bố mẹ có thể tận dụng nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật đã được xây dựng ở nhiều trung tâm lớn và đang được đưa vào xây dựng thí điểm.

b1
Thảo Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính