GS. Hồ Ngọc Đại: ‘Người ta chửi về chữ ô vuông, tôi không chấp'

GS. Hồ Ngọc Đại khẳng định: Nền giáo dục hiện đại của tôi sẽ không theo gương ai hết để mỗi người trở thành chính nó, xứng đáng với chính nó, không phỏng theo ai được.

Sáng 8/9, GS. Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" phương pháp thực nghiệm với cách đánh vần "ô vuông, tâm giác" này chính thức lên tiếng sau những tranh cãi xoay quanh cách đánh vần “ô vuông, tam giác”.

Ông nói: "Người ta chửi về chữ ô vuông, tôi không chấp”.

  GS. Hồ Ngọc Đại cha đẻ phương pháp đánh vần

GS. Hồ Ngọc Đại cha đẻ phương pháp đánh vần "ô vuông, tam giác" (Ảnh: NSNA Hoàng Kim Đáng)

Ông cũng cho biết, sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học, năm 1978, ông mở Trung tâm Giáo dục Công nghệ - trường Thực Nghiệm Hà Nội để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục, công nghệ phát triển con người (cả về lý thuyết lẫn thực tiễn).

“Khi tiến hành trường Thực Nghiệm được 2 năm, nhiều người nói tôi phí và mời tôi làm Thứ trưởng nhưng tôi xin từ chối. Tôi luôn áy náy với đất nước, nhất là trong những năm tháng chiến tranh, tôi là người được ăn học. Vì vậy,  ý định của tôi là tạo ra một nền giáo dục chưa hề có trong lịch sử”, ông nói. 

Mỗi cuộc cách mạng ứng với mỗi thời kỳ, từ cách mạng 1.0 - 2.0 - 3.0, cho đến nay, cách mạng 4.0, cách mạng thông minh của trí tuệ nhân tạo.

“Trí tuệ nhân tạo là một cộng đồng người, chứng tỏ rằng, cái phục tùng cá nhân xưa kia là vô nghĩa. Do đó, nền giáo dục hiện đại của tôi sẽ không theo gương ai hết để mỗi người trở thành chính mình, xứng đáng với chính mình, không phỏng theo ai được. Nền giáo dục đầy ảo tưởng sẽ làm khổ rất nhiều người” - GS. Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh.

Ông quan niệm về người thầy giáo lý tưởng hiện nay là phải thay đổi lại cơ bản nền giáo dục, cả nội dung, phương pháp, tổ chức.

"Thế kỷ XXI, một thế hệ chưa từng có trong lịch sử phải có một hệ thống giáo dục chưa từng có trong lịch sử! Phải đổi mới giáo dục! Bỏ chấm điểm để các cháu phát huy thế mạnh, năng khiếu, nó yếu cái nọ nhưng nó mạnh cái kia”.

GS. Hồ Ngọc Đại cho rằng, trẻ con không bao giờ làm điều vô lý và cha mẹ nên căn cứ vào cái lí của trẻ để dạy trẻ, "phải chịu thua" trẻ. Người lớn không nên lấy mình làm khuôn mẫu cho trẻ con, để trẻ được sống hồn nhiên, như nó cần được sống. 

Ông trải lòng: “Tôi biết không tự làm ra sẽ không có cái để nói nên việc tôi mở trường Thực Nghiệm là hành vi trách nhiệm nhất với đất nước. Tôi lấy tư tưởng cá nhân làm cơ bản nên thường bị phản ứng!”

“Chúng ta cứ thích quyền lực, áp bức người khác. Nên khi có thế hệ mới, lịch sử mới cũng cần có nền giáo dục mới”, GS. Đại chia sẻ.

Sứ mệnh giáo dục  là tạo ra cái mới chưa hề có, không bác bỏ quá khứ, tận dụng quá khứ nhưng nên được hưởng những cái mới, thành tựu mới!

Hồng Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính