Đuổi 7 học sinh vì nói xấu giáo viên: ‘Mục tiêu của giáo dục không phải là đuổi học trò’

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, mục tiêu của giáo dục là để trẻ hiểu việc mình làm là sai, hiểu được đạo lý chứ không phải là đuổi các em học sinh như vụ cho 7 em nghỉ học ở trong Thanh Hoá.

Trước sự việc trường THPT Nguyễn Trãi (thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa) đình chỉ 1 năm học đối với 7 em học sinh có hành động nói xấu giáo viên, nhà trường, trao đổi với PV Gia Đình Mới sáng 1/11 TS. Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng: 

  TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội

TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội

“Trong khi đó, facebook kín là quyền của học sinh, chứ không phải chia sẻ công khai. Nhưng chúng ta không dung túng cho học sinh nói xấu thầy cô, trường học vì nó vi phạm đến đạo lý của ông cha chúng ta - tôn sư trọng đạo.

Mặt khác, nguyên tắc nói xấu người khác thì nhân cách của người đó cũng không có gì tốt đẹp, chính vì vậy, nhà trường cần giáo dục cho học sinh hiểu được điều đó. Thầy cô phải để học sinh nhận thức được cái sai khâm phục khẩu phục cũng như không để ảnh hưởng đến tâm lý của các học sinh khác.

Đó mới là mục tiêu lớn lao chứ giáo dục của nhà trường không phải đuổi học trò. 

Nhà trường có thể kỷ luật để học sinh hiểu việc mình làm là sai nhưng đuổi học học sinh là vi phạm quy chế. Vì nhà trường chưa giáo dục đã kỷ luật, chưa kể, để đuổi học học sinh, nhà trường cần qua hội đồng kỷ luật chứ người hiệu trưởng không được tự ý quyết định.

Bên cạnh đó, những gì nhà trường, thầy cô sai cũng cần tự rút kinh nghiệm. Học sinh cũng có quyền phản ánh bức xúc của trẻ với thầy cô, nhà trường. 

“Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục - đào tạo, mỗi trường học cần có hòm thư góp ý. Nếu hòm thư góp ý không hoạt động hiệu quả, nhà trường cần có kênh kết nối để học sinh bày tỏ nguyện vọng, bức xúc của chính mình, từ đó có thể tránh tái diễn những tình huống tương tự không mong muốn” - TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Trước nhiều ý kiến cho rằng, ngành Giáo dục nên có sự quản lý học sinh sử dụng mạng xã hội, vị chuyên gia này cho rằng, không thể và không được quyền cấm trẻ dùng mạng xã hội.

Nhà trường cần để học sinh hiểu rõ đúng - sai khi sử dụng facebook, zalo… tránh xâm phạm quyền, ảnh hưởng đến người khác hoặc vi phạm pháp luật. 

Hồng Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính