ThS.BS Nguyễn Hương Trà, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thông tin, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ngày càng có xu hướng gia tăng và cho đến nay cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Đái tháo đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể lúc mang thai. Thường được phát hiện từ tháng 4 của thai kỳ và thường khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần.
Đối với mẹ, đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ các biến chứng cho mẹ như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, mắt, mạch vành. Bên cạnh đó là các biến chứng sản khoa như rối loạn tăng huyết áp khi có thai, tiền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, chảy máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn…
Đối với thai nhi, đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, có thể dẫn đến dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ,... Hoặc thai to sinh ra dễ gãy xương, sang chấn khi sinh và mổ, tăng tỷ lệ tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2 - 5 lần. Ngoài ra, đái tháo đường thai kỳ có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, canxi, nguy cơ đái tháo đường do di truyền…
Để giảm tình trạng đái tháo đường thai kỳ thì việc thay đổi thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng. Bác sĩ Trà đưa ra lời khuyên cho các bà bầu là nên ăn uống lành mạnh, chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo.
Ngoài ra, thai phụ cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn để giúp thai phụ đạt được mục tiêu của mình nhưng không ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng bữa ăn. Thai phụ cũng cần chú ý đến quy mô bữa ăn.
Đồng thời, bà bầu cần thường xuyên vận động bằng cách đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể luyện tập trong 30 phút, thai phụ có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngắn hơn.
Ngoài ra, một chế độ giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Thai phụ cần tự động viên bản thân bằng những lợi ích lâu dài khi giảm cân, chẳng hạn như có trái tim khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn và tự tin vào bản thân.
Bà bầu nên ăn gì để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
- Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau khi ăn và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa ăn phụ.
- Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường.
- Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường máu như: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.
Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai 6 tháng cuối thêm 350 cal/ngày. Đối với phụ nữ cho con bú thêm 550 cal/ngày.
Những thực phẩm nên giảm ăn để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
- Giảm ăn các thực phẩm gây tăng đường như: bánh kẹo, trái cây ngọt, kem, chè…
- Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt cá khô, thịt nguội, mì gói, chao, đồ hộp, thịt cá muối, dưa cà muối…
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, phủ tạng (lòng, gan, tim, thận)
- Giảm uống rượu, bia, nước ngọt, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây ngọt…
Thực đơn mẫu dành cho mẹ bầu: