Những món ăn bổ dưỡng dưới đây không chỉ giúp người bị đái tháo đường tăng cường sức khỏe mà còn giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
1. Canh đậu đỏ với cá chép
Nguyên liệu gồm đậu đỏ 30g, thiên hoa phấn 15g, cá chép 1 con khoảng 500g. Thêm hành hoa, rượu, dầu ăn, muối, mì chính vừa đủ.
Cách làm: Đậu đỏ rửa sạch, loại bỏ tạp chất, ngâm nước nóng cho nở ra. Thiên hoa phấn rửa sạch, phơi khô tán bột. Cá chép làm sạch, bỏ vảy, mang, nội tạng rồi cắt làm 3 khúc, cho vào chảo dầu đang sôi chao qua cùng với rượu, hành gừng cho thật thơm rồi lấy ra bát to.
Đổ nước và đậu đỏ vào nồi ninh nhỏ lửa trong 30 phút rồi thả cá chép vào đun tiếp 30 phút nữa.
Cuối cùng cho thiên hoa phấn vào khuấy đều, đun sôi lại, nêm muối, mì chính vừa ăn là được.
Công dụng của món canh đậu đỏ với cá chép là kiện tỳ ích vị, trừ thấp tiêu thũng, hạ đường huyết. Dùng cho người bị đái tháo đường dạng dạ dày nóng, phổi nóng, táo nhiệt. Với người bệnh kèm theo chứng tăng huyết áp và mắc bệnh thận thì càng hiệu quả hơn.
2. Canh rau muống, râu ngô
Nguyên liệu gồm rau muống 150g, râu ngô 50g. Sau đó rau muống đem rửa sạch thái đoạn ngắn, râu ngô cũng rửa sạch và thái ngắn.
Cho cả 2 nguyên liệu này vào nồi đất và cho 2 lít nước vào, đun nhỏ lửa trong 30 phút là được.
Món canh rau muống, râu ngô có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tạo nước bọt chống khát, hạ đường huyết, hạ huyết áp.
Món ăn này thích hợp với mọi dạng bệnh đái tháo đường, nhất là với những người trung và ca
o tuổi bị đái tháo đường kèm theo chứng táo nhiệt, phổi thương tổn, dạ dày nóng, tăng huyết áp thì càng công hiệu.
3. Cá diếc chè xanh
Nguyên liệu gồm 1 con cá diếc khoảng 100 – 200g, chè xanh 10 – 25g.
Cách làm món cá diếc chè xanh như sau: Cá diếc làm sạch, bỏ ruột và mang, cho chè xanh vào bụng cá găm lại. Sau đó thêm dầu, muối vừa ăn vào và chứng cách thủy. Khi ăn bỏ lá chè xanh đi.
Công dụng của món cá diếc chè xanh là có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, tiêu thực, trừ phiền khát, thích hợp với những người bị đái tháo đường hay khát uống nhiều, tiêu hóa kém.
4. Rau chân vịt với gừng thái chỉ
Nguyên liệu gồm rau chân vịt (còn gọi là cải bó xôi) 250g, gừng non tươi 10g, muối tinh, xì dầu, dầu vừng, dầu hoa tiêu, mì chính, dấm ăn vừa đủ.
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu thì đem rau chân vịt rửa sạch, thái khúc dài khoảng 7cm. Gừng cạo vỏ rửa sạch, thái chỉ.
Cho nước vào nồi đun sôi rồi thả rau vào trần qua, vớt ra vắt nhẹ để bớt nước và cho ra đĩa cho nguội.
Đổ gừng, xì dầu, muối, mì chính, dấm vào trộn đều với rau, cuối cùng tưới dầu vừng và dầu hoa tiêu lên trên là được.
Món rau chân vịt với gừng thái chỉ có tác dụng dưỡng huyết thông tiện, thích hợp cho người bị bệnh đái tháo đường.
5. Rau chân vịt trộn dầu vừng
Dùng 250g rau chân vịt tươi (hay còn gọi là cải bó xôi) đên luộc chín, đổ nước đi và trộn với dầu vừng ăn ngày 2 lần.
Món rau chân vịt trộn dầu vừng rất tốt cho người bị đái tháo đường, người bị tăng huyết áp, nhức đầu, bí đại tiện mạn tính.