Trong một nghiên cứu công bố năm 2017 trên Nature Research, các nhà khoa học Harvard đã phát hiện những điều gây ngạc nhiên về giấc ngủ.
Mọi người thường tin rằng đi ngủ càng sớm và thức dậy càng sớm thì bạn càng khỏe mạnh, hạnh phúc và hiệu quả hơn.
Nhiều người cũng như nhiều trang mạng thường dưa ra lời khuyên hướng dẫn cách dậy sớm và lợi ích của việc dậy sớm.
Tuy nhiên nghiên cứu từ ĐH Harvard trên 61 sinh viên trong vòng 30 ngày về mối quan hệ giữa thói quen đi ngủ và điểm số của sinh viên cho thấy, so với thức khuya thì giờ giấc ngủ không đều đặn còn tai hại hơn.
Theo đó, những người đi ngủ và thức dậy cùng một giờ sẽ tỉnh táo và học tập hiệu quả hơn những người có giờ giấc ngủ không đều đặn.
Dưới đây là một số phát hiện của nhóm nghiên cứu:
Bạn không cần thức dậy lúc 5 giờ sáng
Nghiên cứu này phát hiện sinh viên học tốt hơn nếu ngủ trong khoảng thời gian ban đêm, chính xác là từ 10 giờ tối đến 10 giờ sáng.
Theo Tiến sĩ Y khoa Charles Czeisler, chuyên gia về giấc ngủ thuộc Đại học Harvard cho biết, kết quả nghiên cứu này không yêu cầu mọi người quá nghiêm chỉnh về giờ giấc ngủ.
Tức là bạn có thể đi ngủ lúc 2 giờ sáng và thức dậy lúc 9 giờ sáng cũng không sao, miễn là thống nhất giờ giấc đi ngủ và thức dậy mỗi ngày.
Ngủ đủ số giờ mà không đều đặn cũng không tác dụng
Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng những người ngủ không đều đặn, hay thức khuya thì tổng số giờ ngủ sẽ ít hơn những người có giờ giấc ngủ đều đặn.
Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Cả hai nhóm đối tượng này đều có tổng giờ ngủ ngang nhau, do người ngủ không đều đặn thường ngủ bù vào ban ngày (ngủ trưa).
Tuy ngủ số giờ như nhau nhưng thành tích học tập của họ vẫn kém hơn. Điều này có thấy ngủ trưa dù tốt nhưng không thể thay thế hoàn toàn một giấc ngủ chất lượng vào ban đêm được.
Giờ giấc ngủ không đều đặn có thể gây tăng cân
Những người đi ngủ không đều đặn một thời điểm sẽ bị rối loạn nhịp sinh học so với những người ngủ đều đặn một giờ.
Đồng thời một nghiên cứu trước đó đã chỉ ra, giờ giấc ngủ không đều đặn cũng liên quan đến việc tăng cân.
Giờ giấc ngủ không đều đặn có thể là dấu hiệu cảnh báo
Hạn chế của nghiên cứu này là chưa xác định được mức độ guyên nhân khiến một người ngủ không đều giờ và điều này ảnh hưởng đến thành tích học tập đến mức nào, theo cơ chế nào.
Có thể là những người đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm, chẳng hạn 10 giờ tối đi ngủ, 5 giờ sáng thức dậy, thì đã là kiểu người có tính kỷ luật cao, do đó họ nghiêm túc học hành hơn.
Ngược lại, giờ giấc ngủ không đều đặn có thể là dấu hiệu của trầm cảm, và trầm cảm có khả năng cao gây ảnh hưởng đến thành tích học tập.
Các nhà khoa học cho biết cần làm thêm nhiều nghiên cứu khác để hiểu hơn các yếu tố này.
Vậy nếu buộc phải thức khuya, làm gì đến bớt tác hại?
Rút ra từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học khuyên, nếu bạn buộc phải thức khuya do tính chất công việc, thì hãy khắc phục bằng cách cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày.
Ngoài ra, hãy nhớ những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: nếu buộc phải thức khuya, hãy đảm bảo ngủ ít nhất 4-5 tiếng/ngày với giấc ngủ sâu, liền mạch, không mộng mị.
- Uống đủ nước mỗi ngày để bù lượng nước mất trong khi thức khuya.
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh: không dùng đồ chiên xào, đồ ngọt vào ban đêm.
- Giải tỏa áp lực cơ thể: hits thở sâu, tập một vài bài tập nhẹ nhàng, đi lại thường xuyên để giảm stress.
(Theo Inc)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Nếu buộc phải thức khuya, làm gì đến bớt tác hại? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].