Ngủ trưa là gì? Lợi ích của giấc ngủ trưa?
Một giấc ngủ trưa là một giấc ngủ ban ngày ngắn của người vào giờ nghỉ trưa, thời gian khoảng buổi trưa hoặc đầu giờ chiều tùy theo trường lớp, cơ quan hoặc lịch sinh hoạt cá nhân, có thể theo sau bữa ăn trưa.
Đây là một thói quen truyền thống ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có khí hậu ấm áp, giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi cho những người làm văn phòng, người lao động nặng nhọc 8 tiếng mỗi ngày, phụ nữ có thai và những người già.
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe con người. Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, quan hệ xã giao, an toàn,...
Ngủ trưa quá nhiều có hại không?
Theo chuyên gia y tế về giấc ngủ Nancy Foldvary-Schaefer, bệnh viện Cleverland Clinic, Mỹ cho biết, ngủ trưa là tốt cho sức khỏe, nhưng bạn nên ngủ trưa dưới 1 giờ đồng hồ và ngủ trước 2 hay 3 giờ chiều.
Ngủ trưa bao nhiêu là đủ?
Nếu bạn có thể ngủ trưa khoảng 15 - 20 phút thì là tốt nhất.
Ngủ một tiếng đồng hồ hoặc hơn có thể làm tăng nguy cơ rơi vào giai đoạn ngủ sâu. Khi đó, tỉnh dậy bạn sẽ gặp phải hiện tượng "quán tính ngủ" (sleep inertia), là cảm giác lờ đờ, lơ mơ khi vừa ngủ dậy, không biết mình đang ở đâu.
Giấc ngủ trưa quá dài không những không mang lại cảm giác được nạp lại năng lượng, mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.
Mỗi buổi sáng khi thức dậy, bạn bắt đầu tạo ra một "món nợ" gọi là "nợ ngủ". Và bạn sẽ phải ngủ bù để "trả" món nợ này.
Tuy nhiên nếu buổi trưa bạn ngủ quá nhiều thì đã "trả hết nợ" quá sớm rồi. Kết quả là bạn sẽ khó ngủ vào buổi tối.
Khi giấc ngủ buổi tối bị ảnh hưởng, thời gian thức giấc và đi ngủ của bạn có thể bị xáo trộn, cuối cùng dẫn tới mất ngủ, khó ngủ kinh niên.
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Ngủ trưa quá nhiều không tốt cho sức khỏe, vậy ngủ trưa bao lâu là vừa đủ? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].