Bị tiểu đường uống cà phê có được không?

Nhiều người có thói quen uống cà phê mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có thể uống cà phê được không và cà phê có ảnh hưởng như thế nào với căn bệnh này?

Theo Diabetes Care Community, chưa có kết luận chính xác về ảnh hưởng của cà phê với bệnh tiểu đường vì các nghiên cứu có những mâu thuẫn.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê làm tăng độ nhạy insulin, song một số dữ liệu khác cho thấy không phải vậy.

Cấu trúc di truyền phần nào ảnh hưởng tới tác động của cà phê đến bệnh tiểu đường. Một số gen có thể chuyển hóa cà phê khác nhau, từ đó khiến đường huyết được cải thiện hoặc xấu đi.

1. Cà phê ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào?

tieu duong uong ca phe

Những gì các nhà nghiên cứu biết là chất chống oxy hóa trong cà phê có thể giúp giảm đường huyết bằng cách kích thích các tế bào trong tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn. Chúng cũng làm tế bào nhạy cảm với tác động của insulin hơn.

Một số nghiên cứu nhỏ cũng chỉ ra rằng tiêu thụ caffeine có thể giảm nguy cơ hạ đường huyết vào ban đêm ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 hơn. Đối với những người mắc tiểu đường type 2, caffeine cũng được ghi nhận là làm giảm đường huyết khi tập luyện trong thời gian dài.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, cà phê espresso và các sản phẩm chứa caffeine khác có thể làm tăng đường huyết ngay sau khi uống.

2. Một số lợi ích khác của cà phê

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nhiều cốc cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Cả cà phê chứa caffeine và cà phê decaf (loại bỏ ít nhất 97% caffeine) đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chất caffeine trong cà phê cũng đã được chứng minh là có tác dụng kích thích giảm cân bằng cách tăng cường đốt cháy năng lượng và ngăn chặn tích tụ tế bào mỡ. Việc giảm cân có lợi cho bệnh tiểu đường type 2 vì cân nặng dư thừa có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

3. Vậy, người bệnh tiểu đường có nên uống cà phê không?

Nếu bạn thích uống cà phê, bạn không nhất thiết phải bỏ cà phê chỉ vì mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý theo dõi đường huyết sau khi uống cà phê để hiểu rõ hơn về tác động của cà phê đối với cơ thể bạn.

Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định liệu cà phê có mang lại lợi  ích cho bạn không và có lợi ra sao.

Nếu bạn muốn uống một tách cà phê mỗi sáng, hãy đảm bảo ăn sáng cân bằng, lành mạnh trước khi thưởng thức cà phê. 

4. Nên uống cà phê như thế nào khi bị tiểu đường?

Sữa ít béo là lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các sản phẩm từ sữa đều chứa nhiều carb, do đó bạn phải tính toán cả lượng carb này trong tổng lượng carb tiêu thụ hàng ngày.

Bạn cũng có thể chọn sản phẩm thay thế sữa bò và không có đường, ví dụ sữa hạnh nhân, sữa hạt điều... có calo thấp hơn.

Ngoài ra, bạn có thể cắt giảm lượng đường thêm vào cà phê để tốt hơn cho việc kiểm soát bệnh.

Tóm lại, bạn không cần từ bỏ thói quen uống cà phê khi mắc bệnh tiểu đường. Chỉ cần trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên về lượng cà phê phù hợp và theo dõi đường huyết khi uống cà phê.

>>> 10 thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh xa

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính