Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được coi là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm đúng cách, gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí là ung thư gan, nguy hiểm đến tính mạng.
>>> 3 biến chứng nguy hiểm từ bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ uống cà phê được không?
Theo Giáo sư, Thạc sĩ, bác sĩ Manal F. Abdelmalek tại Đại học Duke (Mỹ), uống từ một đến vài tách cà phê một ngày có tác dụng như một liều thuốc hỗ trợ cho bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Ông cho biết: "Tôi luôn khuyên các bệnh nhân NAFLD của tôi nên uống ít nhất 2 - 3 tách cà phê mỗi ngày".
GS Abdelmalek đã tiến hành phân tích tổng hợp dựa trên 16 nghiên cứu về 3.000 người uống cà phê và 132.000 người không uống cà phê và phát hiện ra rằng những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh xơ gan thấp hơn.
Những người uống 1 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh xơ gan thấp hơn 34% so với những người không uống cà phê, và những người uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn 47%.
Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện ra rằng uống cà phê có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh xơ gan mất bù thấp hơn 27% so với những người không uống cà phê.
Cà phê chứa một lượng lớn caffeine, một khi vào cơ thể sẽ làm giảm nồng độ men gan bất thường và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gan.
Đặc biệt, thành phần hóa học của cà phê đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ ở gan đồng thời giảm cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời khắc phục được nguyên nhân gan nhiễm mỡ không do rượu bia.
Nhờ có protein zonulin (ZO)-1 chất được tìm thấy trong cà phê có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của ruột và ngăn ngừa sự xuất hiện của các mầm bệnh gây gan nhiễm mỡ, đồng thời, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra ở giai đoạn nặng.
Ngoài ra, một số hợp chất hoạt tính trong cà phê còn giúp giảm khả năng hình thành sẹo trong gan, từ đó ngăn ngừa xơ gan và ung thư gan.
Cách uống cà phê tốt cho gan
3.1. Chọn cà phê đảm bảo chất lượng
Bạn cần lựa chọn cà phê nguyên chất, không chứa những tạp chất, hóa chất, phẩm màu chứa các kim loại nặng độc hại như thủy ngân, chì, asen…. để đảm bảo sức khỏe nói chung và gan nói riêng.
3.2. Nên uống cà phê không đường
Thêm đường làm tăng hương vị của cà phê. Tuy nhiên, quá nhiều đường sẽ kích thích các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, đồng thời đường chứa lượng lớn glucose, làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, sữa bò chứa nhiều chất béo và đường không tốt cho người bị gan nhiễm mỡ nên việc sử dụng sữa bò cũng nên hạn chế.
3.3. Không nên pha cà phê quá đậm đặc
Uống quá nhiều cà phê đậm đặc có thể dẫn đến các triệu chứng như tim đập nhanh, huyết áp cao, buồn nôn, bồn chồn, lo lắng, ù tai, khó ngủ, mất ngủ và yếu tay chân. Những người bị huyết áp cao, bệnh động mạch vành uống cà phê đậm đặc có thể dẫn đến những cơn đau thắt ngực.
3.4. Không uống quá nhiều cà phê trong ngày
Theo các chuyên gia, nếu uống nhiều hơn 3 ly cà phê mỗi ngày sẽ gây hại cho sức khỏe. Về lâu về dài, bạn sẽ bị phụ thuộc vào caffeine để duy trì sự tỉnh táo.
3.5. Tránh uống cà phê vào buổi tối
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya sẽ khiến gan suy yếu vậy nên không nên sử dụng cà phê vào buổi tối làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đặc biệt, người bị bệnh tim, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bị hội chứng ruột kích thích, người bị rối loạn giấc ngủ, người bị tiêu chảy, trẻ em dưới 12 tuổi không nên uống cà phê để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
(Theo: Hội Gan Mật Việt Nam)
Bạn đang xem bài viết Bị gan nhiễm mỡ uống cà phê có được không? tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].