Bảo vệ phụ nữ và trẻ em góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em là không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy bình đẳng giới.

Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những chức năng và nhiệm vụ quan trọng, không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ và trẻ em mà còn là cơ hội để chúng ta xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh và phát triển bền vững.

Việc bảo vệ và chăm sóc phụ nữ và trẻ em đem lại nhiều lợi ích như:

- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Bảo vệ và chăm sóc phụ nữ và trẻ em giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, đảm bảo họ được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục và các quyền cơ bản khác.

- Tạo cơ hội bình đẳng: Việc đảm bảo phụ nữ và trẻ em được bảo vệ và chăm sóc tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện, từ đó góp phần vào việc tạo ra môi trường làm việc và học tập công bằng, bình đẳng.

- Phát triển kinh tế xã hội: Khi phụ nữ và trẻ em được chăm sóc và bảo vệ, họ sẽ có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phụ nữ được khuyến khích tham gia vào lực lượng lao động, trẻ em được học hành và phát triển, từ đó xây dựng một tương lai bền vững hơn.

- Giảm bạo lực và bất công: Chăm sóc và bảo vệ phụ nữ và trẻ em góp phần giảm bớt các hình thức bạo lực và bất công đối với họ. Điều này không chỉ giúp xây dựng một xã hội an toàn hơn mà còn tạo ra môi trường sống và làm việc lành mạnh.

- Thúc đẩy bình đẳng giới: Khi phụ nữ và trẻ em được bảo vệ và chăm sóc đúng mức, họ sẽ có tiếng nói và vị thế trong xã hội, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới. Sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực khác nhau từ gia đình, giáo dục, đến chính trị sẽ được gia tăng, góp phần xây dựng xã hội công bằng và phát triển toàn diện hơn.

Bảo vệ phụ nữ và trẻ em góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Ảnh minh họa

Bảo vệ phụ nữ và trẻ em góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Ảnh minh họa

5 bước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã đưa ra hướng dẫn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em, bao gồm 5 bước cụ thể:

- Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Các cấp Hội LHPN Việt Nam tiếp nhận thông tin các vụ việc qua nhiều nguồn: Các phương tiện thông tin đại chúng; Báo cáo, thông tin thu nhận được từ sinh hoạt chi, tổ Hội; Đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu giải quyết các vụ việc gửi đến các cấp Hội; Công dân trực tiếp đến Phòng tiếp công dân thuộc cơ quan Trung ương Hội LHPN Việt Nam, bộ phận tiếp công dân của các cấp Hội để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu giải quyết các vụ việc.

- Bước 2: Phân tích vụ việc

Xác định hướng giải quyết vụ việc phù hợp với tính chất, nội dung vụ việc, địa bàn và đối tượng liên quan đến vụ việc. Hướng dẫn Hội LHPN các cấp cách thức phân loại, xử lý bước đầu khi nhận được thông tin, phân công trách nhiệm giải quyết các vụ việc; Xác định đúng nội dung, yêu cầu của vụ việc trên cơ sở thu thập, đối chiếu thông tin nhận được; Xác định cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết vụ việc để  phối hợp xử lý.

- Bước 3: Trao đổi, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền

Tùy từng tính chất vụ việc, các cấp Hội có thể làm việc với cơ quan chức năng thông qua hình thức làm việc trực tiếp hoặc qua văn bản, nội dung làm việc cần thể hiện được quan điểm của Hội trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời nắm được tiến độ xử lý vụ việc từ các cơ quan chức năng để tiếp tục có sự tư vấn, hỗ trợ (nếu cần);

Đối với những vụ việc phức tạp, các cấp Hội nghiên cứu để chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thành lập đoàn công tác trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng.

- Bước 4: Phát ngôn, tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ trong từng vụ việc:

  • Phát ngôn, thể hiện chính kiến của Hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước những vụ việc xâm hại, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN các cấp cần kịp thời lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp và có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật, tránh gây những tổn thương không cần thiết cho các bên liên quan;
  • Tư vấn, hỗ trợ cho nạn nhân, gia đình nạn nhân (hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ về đời sống: tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của nạn nhân, ưu tiên những nhu cầu trước mắt và cấp thiết, lựa chọn cách thức hỗ trợ phù hợp;
  • Trợ giúp pháp lý: Tuỳ từng tính chất vụ việc, lựa chọn hình thức trợ giúp pháp lý phù hợp (Tư vấn pháp luật; Cử người bào chữa; Cử người bào chữa tham gia tố tụng; Yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp cấm tiếp xúc đối với vụ án dân sự giữa nạn nhân và người có hành vi bạo lực gia đình; Khởi kiện vự án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em với nguyên đơn trong vụ án dân sự).

- Bước 5: Theo dõi, giám sát giải quyết vụ việc của các cơ quan, tổ chức:

Hội LHPN các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác tham gia giải quyết các vụ việc; Theo dõi, giám sát việc giải quyết của các cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính