Củ lạc
Trong Đông y, củ lạc có tác dụng nhuận phế, trị ho, thích hợp cho người bị ho nóng ran. Sách về y học cổ truyền có viết, người bị ho khan nên ăn củ lạc, có thể nhuận táo, nhuận hỏa.
Trong dân gian thường dùng nhân củ lạc, táo tàu, mật ong hoặc đường phèn, mỗi loại 30g, nấu canh, ăn lạc, táo tàu và uống nước canh mỗi ngày 2 lần, rất tốt cho người bị ho khan không đờm hoặc ít đờm.
Vừng
Vừng có vị ngọt cay, có tác dụng nhuận ngũ tạng, thích hợp cho người bị chứng ho, phổi nóng ran. Trong dân gian thường dùng 125g vừng đen với 30g đường phèn, giã nhỏ, mỗi ngày dùng 15 – 30g pha với nước uống vào các buổi sáng và tối để trị chứng ho khan.
Cây lô hội
Cây lô hội hay còn được gọi là cây nha đam, có tính hàn, vị ngọt mặn, có tác dụng thanh phế nhiệt, tiêu đờm.
Trong các tài liệu y học cổ truyền có viết, cây lô hội có thể trị hạch kết nhiệt khí, giải nội nhiệt.
Những người ho phong nhiệt hoặc ho phế nhiệt, ho đờm vàng gồm cả viêm phế quản mạn tính lúc về già, viêm phổi, giãn phế quản, sưng phổi đều nên ăn.
Quả quất
Quả quất có tính ôn, vị cay ngọt, có thể thông khí, tiêu đờm, thích hợp cho người ho phong hàn sử dụng. Có thể nấu nước, pha trà, làm si rô, làm bánh từ quả quất để giảm ho.
Trong dân gian thường dùng 1 kg quất, 1 kg đường cát trắng hoặc đường phèn, một chút muối và ngâm trong lọ thủy tinh cho đến khi đường tan hết tạo thành si rô. Thường xuyên sử dụng si rô quất đường phèn vừa có thể trị ho, viêm họng, cảm cúm, vừa có thể làm nước uống giải nhiệt.
Quả la hán
Trong Đông y, quả la hán là một vị thuốc có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, chữa dứt ho. Sách về y học cổ truyền có ghi lại, chữa ho nhiệt có đờm, lấy quả la hán nấu canh với tủy xương lợn, thịt lợn để ăn.
Quả la hán có tác dụng chữa ho thanh nhiệt, thích hợp dùng cho những người ho phế nhiệt hoặc ho phong nhiệt. Có thể dùng quả la hán hãm nước uống thay trà giúp giảm ho do thay đổi thời tiết hiệu quả.