Chỉ cần nắm được những lưu ý này, bạn sẽ có mâm ngũ quả ngày Tết đẹp long lanh lại cầu năm mới tài lộc ùn ùn kéo đến.
Dù là ở vùng miền, địa phương nào thì vào dịp Tết trên ban thờ cũng không thể thiếu mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả ngày Tết tượng trưng cho ước muốn của gia chủ trong năm mới.
Thường trên mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Tùy vào từng vùng mà mâm ngũ quả sẽ có những loại quả, cách bày khác nhau, tuy nhiên chúng đều mang ý nghĩa cầu cho Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh đồng thời mâm ngũ quả ngày Tết còn là biểu hiện công sức, thành quả của người nông dân sau một năm dài làm việc vất vả, biểu trưng cho sự sung túc, đủ đầy.
Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo cách đơn giản nhất: Trước hết, đặt nải chuối ở phía dưới để làm giá đỡ cho các loại quả khác. Tiếp đến là quả phật thủ vàng, quả quất, hồng đỏ, cam... xen kẽ xung quanh.
Theo chuyên gia phong thủy, các gia đình nên bày mâm ngũ quả ngày Tết theo ngũ hành với 5 loại quả, 5 màu tượng trưng cho các yếu tố Kim - Mộc - Thủy - Hỏa Thổ là tốt nhất.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không bày các loại hoa quả giả lên ban thờ bởi những loại quả này không thể hiện được sự chân thành và tấm lòng của cháu con.
Một điều cần lưu ý khi bày mâm ngũ quả chính là sau khi rửa gia chủ nên lau khô các loại quả để tránh bị thối, mốc trong suốt 5 ngày Tết.
Nên chọn quả già những chưa chín quá, tránh chọn các loại quả chín ngon rồi sẽ rất nhanh thối.
Như đã chia sẻ ở trên, tùy vào mỗi vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ gồm các loại trái cây khác nhau. Cụ thể:
- Mâm ngũ quả miền Bắc
Trên mâm ngũ quả miền Bắc thường trưng các loại quả như: Chuối, bưởi/phật thủ, cam/quýt/quất, đào/hồng, táo/lựu.
- Mâm ngũ quả miền Trung
Mâm ngũ quả miền Trung sẽ rất đa dạng, mâm ngũ quả thường gồm: Chuối, bưởi, xoài, dưa hấu, cam, táo, nho, dứa, mãng cầu, sung...
- Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam sẽ gồm: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với mong ước "Cầu sung vừa đủ xài".