Từ 10/2019: Giáo viên mầm non phải học quản lý cảm xúc bản thân khi dạy trẻ

Mỗi giáo viên mầm non sẽ được học 120 tiết học/năm để rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong việc chăm sóc trẻ, nhằm hạn chế tối đa, ngăn chặn tình trạng bạo lực trẻ mầm non.

Từ 1/10, giáo viên mầm non được học cách quản lý cảm xúc bản thân, giáo dục trẻ bằng tình yêu thương...
Xem thêm

Ngày 26/8/2019, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 12/2019 quy định về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non.

Đây là chính sách của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo thông tư 12/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/2019.

Đây là chương trình bồi dưỡng bắt buộc với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, trường mầm non… thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Chương trình này gồm 03 nội dung với thời lượng 120 tiết/năm học. Trong đó, chương trình bồi dưỡng 01, 02 có thời lượng khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học); Chương trình bồi dưỡng 03 có thời lượng là 01 tuần/năm học (40 tiết/năm học).

Đặc biệt: Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của từng địa phương trong năm học, có thể thay đổi thời lượng chương trình bồi dưỡng 01 và 02 phù hợp nhưng phải đảm bảo bắt buộc mỗi năm là 120 tiết.

Giáo viên mầm non được học 120 tiết học về các kỹ năng dạy trẻ tốt nhất.

Theo đó giáo viên mầm non phải bồi dưỡng các chủ đề gần gũi, thiết thực trong công việc như: Cách quản lý cảm xúc bản thân khi dạy trẻ (nhằm hạn chế tối đa, ngăn chặn tình trạng bạo lực trẻ mầm non xảy ra liên tiếp thời gian gần đây); Kỹ năng sơ cứu - phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm thường gặp ở trẻ, rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong việc chăm sóc trẻ...

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/10/2019.

Việt Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan