Trường Ấn Độ nhận rác thải nhựa thay học phí, cả ngôi làng 'lột xác'

Với mục đích khuyến khích phụ huynh nghèo cho con em đi học mà không phải mang nỗi lo tài chính, một trường học nhỏ ở Ấn Độ đã nhận rác thải nhựa thay học phí.

Xem thêm

Trường Akshar Forum nằm tại một ngôi làng nhỏ có tên Pamohi ở Guwahati, Ấn Độ. Mới đây trường đã áp dụng chính sách mới là chính sách mở rộng của chương trình tái chế khởi động từ 6 tháng trước.

Ngôi trường được Parmita Sharma và Mazin Mukhtar đồng sáng lập năm 2016 với mục đích dạy trẻ em "kiếm sống một cách có trách nhiệm với đất nước".

Kể từ khi thành lập, trường đã có nhiều chương trình giáo dục độc đáo để giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.

Không giới hạn học sinh trong chương trình học cố định, Akshar Forum cho phép học sinh trau dồi kỹ năng cá nhân, phát triển thế mạnh của riêng mình.

Theo Phó hiệu trưởng Priyongsu Borthakur, nhà trường bắt đầu nhận rác nhựa khô của các hộ gia đình vùng lân cận từ 6 tháng trước để khởi động chương trình tái chế, trong đó học sinh tham gia thu gom và phân loại rác thải.

"Ý tưởng này nhằm giúp các học sinh biết cách sống thân thiện với môi trường", Phó hiệu trưởng cho biết. "Toàn bộ chương trình tái chế được các em học sinh thực hiện từ đầu tới cuối."

Các em học sinh trường Akshar được yêu cầu đi nhặt rác thải nhựa gần nhà, phân loại và tái chế rác thải nhựa theo nhiều cách khác nhau. 

Để áp dụng chiến lược thu gom rác thải nhựa cho các hộ gia đình, nhà trường lên ý tưởng nhận "học phí" là rác thải nhựa khô.

"Tôi vẫn nhớ các lớp học đầy khí độc mỗi khi có người ở khu vực lân cận đốt rác nhựa" - Parmita Sarma, nhà đồng sáng lập của trường cho biết. "Ở đây người dân thường đốt rác thải nhựa để sưởi ấm. Chúng tôi muốn thay đổi điều đó, ban đầu là bằng cách khuyến khích học sinh mang rác nhựa đến nộp thay cho học phí."

Chính sách này không chỉ giúp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường cho rác thải nhựa ở ngôi làng nhỏ mà còn khuyến khích nhiều học sinh đi học hơn.

Việc tái chế rác thải nhựa trong gia đình cũng giúp nâng cao nhận thức của các học sinh về vấn đề môi trường.

Mazin và Parmita. hai nhà đồng sáng lập trường học này. Cả hai hy vọng trong tương lai có thể xây 100 trường học như vậy khắp Ấn Độ

Xem thêm: Luật mới ở Philippines: Học sinh, sinh viên phải trồng 10 cây xanh mới được tốt nghiệp

(Theo NS)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan