Trẻ bướng bỉnh, mè nheo, khủng hoảng đến tuổi nào mới hết?

Tin vui là nó sẽ hết nhưng không nhanh đâu bố mẹ ạ và ở thời kỳ đỉnh điểm, một em bé có thể có tới gần 20 cơn giận dữ, mè nheo, khủng hoảng một ngày.

Tư vấn, chia sẻ bởi chuyên gia về gia đình Linh Phan/ Parenting Coaching: 

Một em bé 1 ngày có thể có gần 20 cơn giận dữ

Tin vui là nó sẽ hết nhưng không nhanh đâu bố mẹ ạ và ở thời kỳ đỉnh điểm, một em bé có thể có tới gần 20 cơn giận dữ, mè nheo, khủng hoảng một ngày.

2-4 tuổi là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời một đứa trẻ. Đây là giai đoạn đặt nền móng nhân cách sau này, tiền đề cho sự phát triển đạo đức, thể chất và tinh thần của trẻ. Ở lứa tuổi này, trong trẻ diễn ra một quá trình thay đổi tinh thần rất quan trọng. Đây là khi trẻ có biểu hiện sinh động đầu tiên về cái “tôi” của mình.

Thời kỳ "bướng bỉnh" bắt đầu từ khi trẻ khoảng 1,5 tuổi

Theo quy luật, giai đoạn này có thể kết thúc sau 3,5 - 4 tuổi.

Đỉnh điểm của sự bướng bỉnh xảy ra vào 2,5 - 3 tuổi.

Bé trai có thể bướng bỉnh hơn bé gái.

Bé gái có thể nghịch ngợm hơn bé trai (nói chung không phân biệt giới tính mà hầu như các em bé trong tuổi này sẽ đều có sự bướng bỉnh và cứng đầu nhất định, tùy vào tính khí của từng bé và trong các tình huống cụ thể).

Trong giai đoạn này, việc trẻ bướng bỉnh, mè nheo, cáu giận xảy ra 5 lần/ngày và có thể lên tới 19 lần/ngày.

Những 'triệu chứng' của cuộc khủng hoảng tuổi lên 3

Cuộc khủng hoảng lên 3 có những biểu hiện và “triệu chứng” sau:

1. Không vâng lời, không muốn làm theo hướng dẫn của người lớn mà muốn làm theo cách khác, ngược lại yêu cầu. Một đứa trẻ có thể không làm theo những gì con được yêu cầu và con có thể phủ nhận mọi thứ mà người lớn nói với mình.

2. Bướng bỉnh - đứa trẻ đòi theo ý mình không hẳn vì con thực sự muốn mà vì con muốn đòi hỏi thôi. Đó là cách con kiểm tra xem mình có thể đòi hỏi một cái gì đó không và liệu có được đáp ứng nhu cầu đó không. Sự ngoan cố và sự kiên trì dễ bị lẫn lộn ở đây.

Minh họa: Armando Veve

Trẻ có thể bị thu hút bởi một đối tượng và ham muốn, kiên trì tìm hiểu nó. Mức độ bền bỉ được thể hiện ở sức mạnh mà đứa trẻ theo đuổi đối tượng, tập trung chú ý vào đối tượng này. Động cơ của sự bướng bỉnh là khi trẻ tự ràng buộc bởi quyết định ban đầu và không chịu nhún nhường hay rút lui vì bất cứ lý do gì.

3. Tự ý chí - trẻ muốn tự mình làm mọi việc, từ chối sự giúp đỡ của người lớn.

4. Trẻ có thể bắt đầu bắt chước lời nói, hành vi và thậm chí cả những câu chửi thề mà chúng nghe thấy. Bé có thể đột ngột thay đổi thái độ đối với đồ chơi, ném đồ hoặc từ chối chơi.

5. Chuyên quyền hoặc ghen tị. Trẻ phát triển mong muốn thể hiện quyền lực trong mối quan hệ với người khác. Cuộc khủng hoảng như một cuộc nổi loạn chống lại những gì độc đoán: phản kháng và đòi hỏi sự độc lập, vượt ra khỏi ranh giới hoặc những chuẩn mực đã phát triển từ khi trẻ còn nhỏ.

Đây là giai đoạn khó khăn nhưng cũng bình thường trong cuộc đời của bất kỳ đứa trẻ nào. Trẻ sẽ làm chủ những hành vi, kỹ năng mới, trưởng thành hơn và chúng ta phải đối xử với con bằng SỰ THẤU HIỂU, QUAN TÂM.

Đứa trẻ cần phải hiểu rằng, cho dù con cư xử thế nào, con vẫn luôn được yêu thương và không bao giờ bị bỏ rơi. Bạn cần phải đối xử với điều này bằng sự hài hước, thận trọng và dần dà trẻ sẽ hiểu sự độc lập cần nhiều hơn là chỉ từ chối đơn thuần.

Cha mẹ nên làm gì để trẻ hết 'khủng hoảng'

- Đừng quá chú trọng vào sự bướng bỉnh và thất thường, tóm lại đừng quá lo lắng hay cho rằng trẻ đang hư đốn hoặc bất thường.

- Khi khủng khoảng, hãy ở gần con, không nhất thiết phải ôm con (vì không phải đứa trẻ nào cũng thích điều đó khi chúng đang tức giận), chỉ cần ở gần để con biết bố mẹ hiểu và chấp nhận con.

- Bạn có thể con có cơ hội được hướng dẫn ngược lại mình. Nếu cho con cơ hội thể hiện với sự tử tế, hài hước thay vì áp đặt thì đều dẫn tới kết quả tích cực.

- Đừng cố gắng dạy dỗ gì với trẻ trong lúc trẻ tức giận vì điều đó là vô ích. Chửi mắng con là vô nghĩa. Đánh đòn thì càng kích động con.

- Hãy kiên trì với con. Nếu bạn đã nói không, hãy giữ vững ý kiến này. Con sẽ bắt đầu học được các từ khoá “phải” và “không được”. Cần đặt ra giới hạn và nó phải nhất quán. Khủng hoảng sẽ càng trầm trọng hơn khi không có sự đồng bộ, nhất quán từ người lớn.

- Khi đánh giá hành vi của trẻ, người lớn không chỉ chú ý tới cách trẻ hành động - tốt hay xấu mà còn cần xem điều này gây ra hậu quả gì cho người khác.

- Không bỏ cuộc ngay cả khi trẻ lên cơn gào thét ở nơi công cộng. Cách hữu ích nhất là nắm tay con hoặc bế con ra khỏi đó.

- Sự cuồng loạn và thất thường có thể một phần vì con muốn thu hút sự chú ý. Độ tuổi này có thể đánh lạc hướng con, con sẽ bình tĩnh lại.

Chúc các bố mẹ vững tâm và kiên định nhé. Điều quan trọng mình muốn các bạn hiểu đó là chúng ta không thể hoàn hảo được, con người ai cũng có lúc sai lầm, cha mẹ cũng vậy. Quan trọng là chúng ta hiểu con đang trải qua điều gì, nhận ra cái sai của mình và cố gắng thay đổi để cùng đồng hành với con một cách tích cực nhất.

Các bạn có thể tìm mua cuốn "Gỡ lỗi cha mẹ trong giao tiếp với con" để có thêm các kiến thức và cách thức "đối phó" giao tiếp với con trong độ tuổi này nhé.

Linh Phan/ Parenting Expert & Writing Coach


Tin liên quan