Thấy con có biểu hiện sau cần nghĩ đến sơ cấp cứu bệnh do nắng nóng

Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng. Quá nhiều hoạt động ngoài trời, ở lâu dưới ánh nắng gay gắt, không uống đủ nước và mặc quần áo không thích hợp có thể dẫn tới các bệnh do nắng nóng.

Xem thêm

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “ Những ngày này, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tại khoa chúng tôi luôn đông. Đặc biệt là có nhiều ca bệnh nặng được chuyển đến do chúng tôi là tuyến cuối.

Mặc dù đã gần 12 giờ trưa nhưng số bệnh nhi xếp hàng chờ thăm khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai vẫn rất đông

Con bị ho gà, cha mẹ nhầm tưởng viêm đường hô hấp thông thường.

Sáng nay (ngày 7/2) tôi đang phải điều trị cho mấy ca bệnh nhi nặng do viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy, ho gà… Trong đó có một trẻ sơ sinh phải thở máy vì bị ho gà.

Lúc đầu cha mẹ thấy bé ho, cứ tưởng là bệnh đường hô hấp, nhưng khi thấy bé ho từng cơn không dứt mới đưa con vào viện và được phát hiện là ho gà.

Vì bé mới sinh nên chưa kịp tiêm phòng vắc-xin ho gà dẫn tới sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tình ngày càng nặng”.

Điều đáng nói là bệnh ho gà có biểu hiện và triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên cha mẹ thường cho con nhập viện muộn.

Bệnh có thời gian ủ kéo dài, khoảng 1 - 2 tuần, khó nhận biết sớm, trong khi đây lại là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây lan rất cao. Đối với trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà, bệnh tiến triển nặng lên rất nhanh, ở trẻ sơ sinh tỉ lệ tử vong cao.

Theo bác sĩ Dũng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ho gà có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi nặng, viêm não, lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng… Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi…

Cha mẹ cần chú ý các triệu chứng ngủ lịm, nóng toàn thân, sốt cao... để đưa trẻ đi thăm khám kịp thời

Nắng nóng, cảnh giác trẻ mất nước.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng khuyến cáo, cha mẹ cũng cần chú ý các bệnh mùa nắng nóng cho con trẻ như say nắng, tiêu chảy, viêm mũi – họng, viêm phổi, tay chân miệng, cúm, sốt xuất huyết, viêm não…

Đặc biệt, nắng nóng làm trẻ dễ bị say nắng do cơ thể mất nước nhiều, rối loạn nghiêm trọng về sự điều hoà thân nhiệt do tác động của ánh nắng mặt trời quá gay gắt. Triệu chứng thường gặp là ngủ lịm, nóng toàn thân, lên cơn co giật, thân nhiệt lên trên 40 độ C…

Vì thế, khi thấy trẻ có biểu hiện: Thân nhiệt lên cao (trên 39,5 độ C);  Da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi);  Mạch nhanh, mạnh; Đau đầu nhức nhối; Chóng mặt;  Buồn nôn. Nặng hơn nữa là mê sảng, mất dần ý thức thì cần nhờ người gọi xe cấp cứu.

Trong khi chờ cấp cứu thì cha mẹ cần tìm cách hạ thân nhiệt của trẻ bằng việc cởi quần áo cho thoáng, quạt mát, cho uống nhiều nước, nếu có thể hãy chườm mát hoặc tắm nước mát rồi nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế.

Để phòng ngừa bệnh cho trẻ trong ngày hè, cha mẹ cần làm tốt công tác vệ sinh nơi ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi.

Đồng thời, hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để diệt khuẩn. Tắm gội, thay quần áo cho trẻ hàng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bặm, mồ hôi ứ đọng.

Ngoài ra, cha mẹ cần nhắc trẻ uống nhiều nước trong những ngày nắng nóng; nhớ đội nón, đội mũ rộng vành… để không bị say nắng. Không nên cho trẻ uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh, không để quạt điện, điều hòa xối thẳng vào người trẻ vì trẻ dễ bị cảm lạnh.

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan