Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.
Khi bị sốt phát ban các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần,
Theo các chuyên gia, sốt phát ban là do virus đường hô hấp luôn chiếm đa số bao gồm virus sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virus, echo virus, nhóm enterovirus…
Đây chính là lý do tại sao trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần. Sốt phát ban do virus sởi và virus gây bệnh rubella là 2 nguyên nhân thường gặp. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh rubella gọi là ban đào.
Sốt phát ban thường có biểu hiện ra bên ngoài từ 1 - 2 tuần sau khi mắc bệnh. Một số trường hợp nhẹ thì các dấu hiệu gần như không có.
Dưới đây là một số biểu hiện cơ bản của sốt phát ban:
- Sốt:
Người mắc sốt phát ban thường có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C. Đối với trẻ nhỏ có thể kèm thêm viêm họng, ho, sổ mũi kèm với sốt cao. Ngoài ra, nếu để ý kỹ sẽ thấy phần cổ của trẻ mọc lên các hạch bạch huyết.
Thông thường sốt phát ban sẽ kéo dài từ 3 - 4 ngày.
- Phát ban
Đây là dấu hiệu thường gặp của chứng sốt phát ban. Các cơn sốt thường kèm theo đốm đỏ nhỏ. Một vài trường hợp đốm đỏ có một vòng màu trắng bao quanh.
Theo các chuyên gia, trẻ bị sốt phát ban các nốt đỏ có xu hướng lan từ ngực, lưng, bụng cho đến cổ và cánh tay. Phát ban có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.
- Trẻ bị tiêu chảy, cảm giác khó chịu
- Phần mí mắt sưng lên và có dấu hiệu chán ăn.
- Hạ sốt:
Nên áp dụng các cách hạ sốt bằng phương pháp dân gian hoặc sử dụng thuốc uống. Với trẻ cha mẹ có thể dùng khăn mát lau cho trẻ khi cần tránh các biến chứng sốt cao, co giật.
- Chú ý chế độ ăn uống
Nên cho bệnh nhân ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa đồng thời uống dủ nước mỗi ngày.
Với trẻ nhỏ bị sốt phát ban nên chia nhỏ bữa ăn để bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết.
Bổ sung hàm lượng vitamin cho cơ thể thông qua các loại nước ép trái cây.
- Vệ sinh da sạch sẽ, khô thoáng. Tuyệt đối không áp dụng kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Bởi việc kiêng này sẽ khiến trẻ khó chịu hơn dễ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm phổi.
Khi thấy các dấu hiệu sau nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế:
- Sốt cao không có dấu hiệu hạ sau khi phát ban
- Bệnh nhân luôn trong tình trạng lừ đừ ngủ li bì
- Ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện co giật
- Trẻ nhỏ thở nhanh, thở mệt và khó thở
Sốt phát ban là căn bệnh dễ lây do virus human herpes 6 hoặc virus human herpes 7 gây ra. Virus này chủ yếu lây qua tiếp xúc cơ thể giữa người mắc bệnh và người thường hoặc qua vật dụng cá nhân.
Khi bị sốt phát ban, bệnh nhân không nên tự ý áp dụng các cách chữa khi chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bệnh, nên đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán thông qua bệnh sử hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể chống lại bệnh.
Một số loại thuốc phổ biến thường dùng khi điều trị sốt phát ban như: acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (như Advil hoặc Motrin). Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Người dưới 20 tuổi dùng thuốc aspirin vì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye.
Trẻ nhỏ bị sốt phát ban, bạn nên:
- Để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh cho trẻ đi học hay đi chơi làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho những trẻ khác.
- Nên rửa tay thường xuyên khi chăm sóc bệnh nhân mắc sốt phát ban để tránh virus lây lan sang người xung quanh.
- Cho người bệnh uống nhiều nước lọc, nước gừng, các loại nước khoáng... để ngăn tình trạng mất nước.
- Không để bệnh nhân ở không gian hẹp, tù túng, ẩm ướt.
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân dùng tay gãi lên bề mặt da.
- Vệ sinh cá nhân nên cẩn thận nhất là tắm rửa. Việc dính nước sẽ khiến người bệnh dễ cảm cúm hoặc biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác.
- Không đến những nơi đông người như: công viên, trường học, khu vui chơi...
- Không tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa như sữa tắm, xà phòng hoặc lông động vật...
- Tránh mặc các bộ đồ bó sát người bởi nó rất dễ gây kích ứng cho da
- Tuyệt đối không uống nước đá, ăn kem hay ăn các thực phẩm khó tiêu.
- Trứng: Khi cơ thể mắc sốt phát ban, người bệnh không nên ăn trứng bởi trong loại thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn các protein khiến cơ thể tích tụ một lượng nhiệt lớn. Lúc này, phần nhiệt tích tụ sẽ không thể phát tán ra ngoài khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
- Đồ ăn cay nóng: Trong thời gian mắc bệnh bạn không nên ăn đồ cay, nóng bởi chúng là nguyên nhân tích tụ một lượng nhiệt lớn cho cơ thể.
- Bị sốt phát ban nên hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, cá, tôm, cua, sò, hến cùng các loại thực phẩm giàu cholesterol bởi chúng sẽ khiến bạn mắc chứng khó tiêu.
- Hạn chế uống nước ngọt có gas, đồ uống nhiều đường