Những triệu chứng nguy hiểm và cách chăm sóc bàn chân giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh

Trong một đời người, đôi chân sẽ đi hết khoảng 125 nghìn km. Chịu toàn bộ sức nặng cơ thể, đôi chân giúp ta đi khắp nơi. Nhưng chúng ta lại hay bỏ qua việc chăm sóc cho đôi chân của mình.

 

Trung Quốc có câu nói đại ý rằng: khi cây già, rễ sẽ khô trước tiên; khi con người già, bàn chân sẽ yếu trước tiên.

Đông y Trung Quốc cho rằng bàn chân là trái tim thứ 2 của con người, là một bộ phần quan trọng cần được chăm sóc. Những thay đổi ở bàn chân còn có thể cho chúng ta biết về những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

Hãy cùng Gia Đình Mới khám phá những bí mật về sức khỏe mà đôi chân tiết lộ:

4 triệu chứng không thể bỏ qua:

Trưởng khoa xương khớp Bệnh viện Vọng Kinh Bắc Kinh cho biết, bàn chân người có 26 đoạn xương và 33 khớp, 100 sợi cơ và rất nhiều dây thần kinh, mạch màu nối từ chân đến tim, não và cột sống. Vì vậy, những biểu hiện bất thường ở bàn chân có thể là lời cảnh cáo sức khỏe có vấn đề.

Lòng bàn chân có những vết loét khó lành

Những viết loét khó lành là một trong những tín hiệu cảnh báo cho bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính là khi mức đường trong máu tăng làm thần kinh ở bàn chân bị tổn thương, giảm chức năng thoát mồ hôi và khả năng chữa lành.

 Bàn chân của người bị bệnh tiểu đường

Bàn chân bị lạnh

Điều này chứng tỏ chức năng tuyến tụy bị suy giảm. Tuyến tụy có chức năng quan trọng trong cả nội tiết và ngoại tiết.

Khi tuyến tụy hoạt động kém ảnh hưởng đến chuyển hóa chất và sự điều tiết nhiệt độ cơ thể, khiến cơ thể không sản sinh ra đủ nhiệt làm chân bị lạnh.

Thường xuyên tê chân

Nếu chân thường xuyên bị tê, khả năng cao do thần kinh ở chân, mắt cá chân hoặc lưng có vấn đề.

Điều cần lưu ý là, nếu chân chỉ tê một lúc, rất có thể chỉ là do giày quá chật hoặc ngồi đè lên chân quá lâu gây ra, không có gì đáng lo.

 

Bàn chân bị co rút thường xuyên

Nếu chân đột ngột bị chuột rút, hoặc các cơ co thắt lại, rất có thể là do luyện tập hoặc cơ thể mất nước gây nên.

Nếu chân đột ngột bị co cơ kèm theo đau đớn thường xuyên, chúng ta cần bổ sung thêm canxi, kali và magiê.

Các cách dưới đây sẽ giúp bạn có một đôi chân khỏe mạnh:

1. Đi chân đất

 Đi chân đất có lợi hơn nhiều so với bạn nghĩ

Trái đất có vô vàn các electron tự do mang điện tích âm. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, dòng chảy tự nhiên của năng lượng từ trái đất trung hòa tác động của các gốc tự do, do đó có lợi cho sức khỏe của bạn.

Việc tiếp xúc tới mặt đất nhiều hơn giúp bạn có được sức khỏe tốt cũng như giúp nhịp tim được điều hòa, giúp bạn giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng cường hệ miễn dịch...

Khi bạn đi bộ bằng chân trần, các huyệt đạo ở lòng bàn chân tiếp xúc với đất, sỏi, đá... có tác dụng kích thích nội tạng từ đó giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Tuy nhiên, hãy chú ý đi chân đất ở những nơi đảm bảo vệ sinh. Ở những khu vực chưa rác thải, nước bẩn không đảm bảo vệ sinh, hãy đi giày hoặc dép để chân không bị nhiễm bẩn, nhiễm trùng.

2. Xoa bóp chân

 

Xoa bóp ngón chân cái có thể làm cho gan được thoải mái, khỏe tỳ, kích thích ăn uống, phòng và điều trị các chứng đại tiện táo bón, đau hạ sườn phải.

Xoa bóp ngón chân út có thể điều trị chứng đái dắt ở trẻ nhỏ.

Xoa bóp ngón chân thứ hai và ngón chân giữa có thể giúp tăng cường chức năng của các tuyến nội tiết, giúp cho tuyến mồ hôi tiết dịch, giảm bớt mồ hôi trên mặt, làm cho da mặt trở nên mềm mại, láng mịn.

3. Ngâm chân trong nước ấm

Nước ấm giúp các mạch máu lưu thông, loại trừ mệt mỏi

Bàn chân là nơi xa tim nhất trong cơ thể, do đó máu cần đi rất xa mới đến được bàn chân. Bộ phận này tập trung nhiều mạch máu trong cơ thể, nếu bàn chân bị lạnh, toàn thân sẽ bị lạnh, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh.

Nước ấm giúp các mạch máu nở ra, khiến máu lưu thông nhanh hơn. Mỗi ngày, hãy dùng một lượng nước ấm vừa đủ để ngâm chân, không những thúc đẩy tuần hoàn máu đến chân mà còn giúp da chân mịn màng, loại trừ mệt mỏi.

4. Bấm huyệt bàn chân

 Các huyệt liên quan đến các bộ phận khác trong cơ thể

Bàn chân có những huyệt liên quan đến các cơ quan nội tạng, khi bấm huyệt ở bàn chân sẽ giúp máu lưu thông, đả thông mạch máu.

 Cách xoa bóp chân:

- Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, tìm những vùng cảm thấy đau hoặc rất đau.

- Dùng đầu ngón tay cái ấn tìm chính xác những điểm đau nhưng không ấn quá mạnh và lâu vào một điểm.

- Bấm các huyệt đau này 15-30 giây, sau day tròn mỗi huyệt 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược, mỗi ngày bấm 1-2 lần làm cho tới khi khỏi bệnh.

Có thể day bấm bằng đầu ngón tay cái hoặc dùng đầu bút chì đầu có tẩy ấn cho êm. Riêng các huyệt ở ngón chân cần thêm động tác bóp các cạnh bên và vê tròn xoay quanh ngón chân.

Ái Linh /giadinhmoi.vn

Tin liên quan