Người xưa quan niệm, khi cúng giao thừa cần chuẩn bị mâm cúng tươm tất cả trong nhà lẫn ngoài sân. Không những thế, người ta cũng cẩn thận chọn giờ cúng và người cúng để cầu năm mới cát tường.
Những lưu ý khi cúng giao thừa đúng chuẩn tránh phạm
Lễ cúng giao thừa là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong những ngày cuối năm để chuẩn bị bước sang một năm mới. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà sắm lễ cúng trừ tịch khác nhau mà không cần phải tuân theo bất cứ khuôn phép cứng nhắc nào.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa, để nghi lễ trừ tịch diễn ra đúng chuẩn nhất, các gia chủ cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
- Mâm cỗ cúng giao thừa có đầy đủ: Hương, đèn (nến), trà, nước, Gia chủ có thể làm cỗ ngọt, cỗ mặn hay cỗ chay.
- Sửa soạn 2 mâm cỗ cúng giao thừa một ở trong nhà, một ở ngoài trời. Lưu ý, lễ vật cúng giao thừa ở trong nhà hay ngoài trời tương tự nhau, lễ to hay nhỏ không quan trọng, quan trọng là lòng thành của gia chủ.
- Trường hợp các gia đình cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay thì nên để ở bàn nhỏ bên dưới ban thờ chính. Trên ban thờ chính chỉ để hoa tươi, tiền vàng, bánh chưng và xôi chè.
- Tránh cắm cành vàng lá ngọc lên ban thờ bởi chúng có chứa nhiều khí âm không tốt cho gia chủ.
- Tránh đốt tiền vàng trong lễ cúng giao thừa để tránh các vong âm lai vãng tụ lại.
- Mâm cỗ cúng giao thừa nên có đủ: Gà luộc, bánh chưng, hoa quả, trầu cau, hương, nến và rượu...
- Khi cúng giao thừa, nên tiến hành cúng ngoài trời trước, khấn Phật, khấn quan để xin phù hộ, cầu cho quốc thái dân an, cầu sức khỏe, bình an rồi sau đó mới cúng trong nhà.
- Trường hợp các hộ gia đình ở chung cư không gian chật hẹp thì chỉ cần cúng trong nhà chứ không cần cúng ngoài trời để tránh xảy ra hỏa hoạn.
Nên cúng giao thừa vào giờ nào mới đúng?
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa nên tiến hành vào khoảng từ 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút ngày hôm sau.
Đến khoảng 12 giờ đêm thì gia chủ có thể tiến hành hóa vàng. Lưu ý, nên hóa vàng trong lúc hương còn cháy thì mới linh.
Ai khấn giao thừa là đúng nhất?
Người xưa cho rằng, người khấn giao thừa phải là người chủ gia đình bởi đây là lễ cúng đem lại sự cát tường cho năm mới. Ngoài ra, người đứng làm lễ cần tắm rửa sạch sẽ, kiêng làm chuyện vợ chồng trước 2 ngày, không ăn các món tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó, thịt mèo để tránh phạm ngũ phương long mạch linh thần.
Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt cần tránh làm nghi lễ này.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo