Nguyên nhân gây hội chứng mệt mỏi mạn tính là gì?

Mệt mỏi mạn tính thường giảm chất lượng cuộc sống. Nó được xác định là cảm giác quá mệt mỏi và có thể có những dấu hiệu đi kèm như đau, choáng váng và không tập trung. Vậy nguyên nhân từ đâu?

 

Hội chứng mệt mỏi mạn tính có phải do tuyến giáp hay không? (Ảnh minh họa)
Xem thêm

Hội chứng mệt mỏi mạn tính có phải do tuyến giáp hay không?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có khoảng 836.000 - 2,5 triệu người Mỹ mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS). 

CFS được xác định là cảm giác quá mệt mỏi và có thể có những dấu hiệu đi kèm như đau, choáng váng và không tập trung. 

Mệt mỏi mạn tính thường giảm chất lượng cuộc sống. Ít ai đi khám và cũng có thể không có phương pháp điều trị thích hợp, bởi vì nguyên nhân gây ra CFS vẫn chưa thực sự rõ ràng. 

Gần đây, các nhà nghiên cứu từ các trường Đại học Hà Lan và các cộng sự từ Tây Ban Nha đã đưa ra một giả thuyết. 

Họ cho rằng CFS có thể liên quan đến hormone tuyến giáp. Khi tuyến giáp suy giảm hoạt động, nó sẽ không sản sinh đủ hormone tuyến giáp gây ra hiện tượng mệt mỏi và cảm giác bơ phờ. 

Cuộc nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí Frontiers in Endocrinology, các nhà khoa học đã giải thích rằng CFS và bệnh về tuyến giáp có những đặc điểm trùng khớp về mặt sinh học.

Nồng độ hormone tuyến giáp thấp là gì?

Hormone tuyến giáp thấp có thể gây ra hội chứng mệt mỏi mạn tính (Ảnh minh họa)

Khi bị suy giáp, tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp để điều hòa các chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Lúc đó, cơ thể trở nên chậm chạp và không thể làm tròn chức năng như bình thường. 

Trong một vài trường hợp, để thúc đẩy các hoạt động của thuyến giáp, tuyến yên ở phần não sẽ phóng các hormone thúc đẩy tuyến giáp (TSH) lên cao hơn. 

Các nhà khoa học cho rằng khi bị suy giáp, tuyến giáp thất bại trong việc giải phóng nồng độ hormone tuyến giáp thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, không có hormone TSH được phóng ra.

Các chuyên gia đã suy luận ra rằng CFS có thể xuất hiện do nồng độ hormone tuyến giáp thấp và hoàn toàn độc lập với bệnh về tuyến giáp. 

Để kiểm tra điều đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu với 197 người, trong đó có 98 người bị CFS và 99 người khỏe mạnh. 

Sau khi so sánh nồng độ hoạt động của tuyến giáp cũng như đánh dấu mức độ viêm của hai nhóm, kết quả cho thấy nhóm bị CFS có nồng độ hormone quan trọng của tuyến giáp như T3 và T4 bị giảm. 

Có những nguy cơ nào gây ra hội chứng mệt mỏi mạn tính hay không?

Ngoài nghi ngờ về tuyến giáp, hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể do một số yếu tố nguy cơ sau đây: 

  • Do vi rút
  • Căng thẳng
  • Do hệ miễn dịch yếu
  • Mất cân bằng hormone
  • Do tuổi tác: Những người từ 40 tuổi, 50 tuổi trở lên đều dễ bị mắc bệnh  hơn
  • Giới tính: Nữ mắc bệnh CFS nhiều hơn nam. 
  • Do dị ứng
  • Do các yếu tố về môi trường

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính?

Những phương pháp chăm sóc từ bác sĩ và gia đình rất quan trọng để điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính. Bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc kháng viêm để giúp cải thiện tình trạng đau cơ và thuốc chống trầm cảm.

Bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tập thể dục thường xuyên hơn và thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý hơn. Tư vấn và liệu pháp hành vi có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng suy nhược mạn tính.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mạn tính?

Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán bệnh CFS. Bác sĩ chẩn đoán bệnh trên những triệu chứng của người bệnh đã xuất hiện trong ít nhất 6 tháng bao gồm: các vấn đề về trí nhớ hoặc tập trung, đau cổ họng, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, đau đầu, đau khớp và ngủ không ngon giấc, mệt mỏi không rõ lí do, không khá hơn khi nghỉ ngơi, các triệu chứng kéo dài.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế mệt mỏi mạn tính?

Bạn có thể dễ dàng kiểm soát hội chứng mệt mỏi kinh niên nếu bạn:

  • Luôn giữ tinh thần thật tốt;
  • Bắt đầu chương trình tập thể dục dựa trên lời khuyên của bác sĩ;
  • Không tập thể dục quá sức;
  • Ăn chế độ ăn cân bằng, ít chất béo, nhiều chất xơ;
  • Không nản chí nếu việc điều trị không hiệu quả;
  • Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên xấu đi sau khi bắt đầu quá trình điều trị.

(Theo Medical News)

Xem thêm Clip: Tại sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi?

  

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan