Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications của các nhà khoa học Mỹ mở ra triển vọng sẽ có một vắc-xin phổ quát có thể điều trị mọi chủng cúm, chỉ cần tiêm nhắc lại một vài lần trong đời.
Điểm hạn chế lớn nhất của vắc-xin cúm hiện nay là yêu cầu phải tiêm nhắc lại vào mỗi năm, bởi vì vắc-xin đã tiêm nhanh chóng bị lỗi thời do virus cúm biến đổi liên tục để kháng thuốc.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của vắc-xin mới được phát minh là: nhằm vào phần cấu tạo giống nhau (không thay đổi) của các chủng virus. Điều này có nghĩa là virus sẽ không thể nào kháng lại vắc-xin như trước đây.
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học thuộc đại học Pennsylvania (Mỹ) đã được tiến hành trên chuột, thỏ và sắp tới sẽ thí nghiệm trên linh trưởng và trên người.
Kết quả thí nghiệm cho thấy vắc-xin có thể bảo vẹ chuột khỏi rất nhiều chủng virus cúm, vì vậy có ý kiến cho rằng: “Nếu vắc-xin này hoạt động trên con người chỉ bằng một nửa so với trên chuột, thì chẳng có gì là có thể giới hạn”.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Scott Hensley cho biết: “Nó có thể là thứ mà mọi người sử dụng trong tương lai để bảo vệ mình khỏi bệnh cúm”.