Ngáp thường xuyên đừng chủ quan, rất có thể bạn đang mắc 5 bệnh nguy hiểm, nhất là gan

Dù ngủ đủ giấc nhưng vẫn ngáp liên tục, hãy cẩn thận rất có thể cơ thể của bạn đang gặp vấn đề.

Ngáp thường xuyên đừng chủ quan, rất có thể bạn đang mắc 5 căn bệnh nguy hiểm

Theo nghiên cứu, mỗi ngày con người sẽ ngáp từ 5 - 15 lần, đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ngáp liên tục dù đã ngủ đủ giấc thì nó lại là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng không thể chủ quan.

Suy giảm tuyến giáp

Một trong những triệu chứng của bệnh suy giảm tuyến giáp chính là người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc.

Nguyên nhân là do tuyến giáp đảm nhận vai trò điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi nó gặp vấn đề thì lập tức sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khiến cơ thể con người mệt mỏi và buồn ngủ liên miên.

Do đó, nếu thấy mình buồn ngủ và ngáp thường xuyên thì đừng chủ quan nhé.

Thiếu sắt

Có thể bạn chưa biết, ngáp nhiều là biểu hiện của việc cơ thể bạn đang thiếu sắt. 

Sở dĩ có hiện tượng này là bởi sắt đảm nhận 1 vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hemoglobin. 

Hemoglobin sẽ giúp vận chuyển oxy trong máu tới các mô cùng tế bào, nếu sắt không được cung cấp đủ thì hoạt động của hemoglobin bị cản trở dẫn tới cơ thể cũng trở nên mệt mỏi, ngáp liên tục.

Rối loạn giấc ngủ

Ngáp liên tục dù đã ngủ đủ giấc là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ.

Nếu gặp phải tình trạng này thường xuyên, bạn nên cẩn trọng bởi tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang làm việc quá tải và cần được nghỉ ngơi. 

Bệnh về gan

Một vài nghiên cứu cho thấy, người mắc bệnh suy gan cũng thường xuyên có biểu hiện ngáp ngắn ngáp dài dù đã ngủ đủ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do gan không làm việc bình thường, chức năng chuyển hóa, giải độc bị suy giảm dẫn tới cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu và ngáp thường xuyên.

Khi thấy hiện tượng này xảy ra thường xuyên, đừng chủ quan, hãy đi kiểm tra gan ngay nhé.

Rối loạn đường huyết

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn đường huyết thường xuyên cảm thấy buồn ngủ đặc biệt là sau bữa ăn.

Theo nhận định của các chuyên gia, khi cơ thể được cung cấp lượng đường lớn sẽ sản sinh ra hiện tượng từ chối tiếp nhận insulin, lúc này tuyến tụy vẫn tiếp tục sản xuất insulin nên gây ra tình trạng ức chế thần kinh do quá tải khiến người bệnh luôn thấy buồn ngủ.

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan