Giá cà phê hôm nay 14/7, thị trường cà phê vẫn đang tiếp tục lặng sóng, đến hiện tại vẫn chưa ghi nhận thêm sự thay đổi nào.
Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 5 USD, lên 1.197 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 5 USD, lên 1.215 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica ICE US – New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 1,25 cent, xuống 98,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 1,2 cent, còn 101,35 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 955 ngàn tấn (khoảng 15,9 triệu bao), tăng gần 3,9% so với cùng kỳ, góp phần đảm bảo nguồn cung cà phê Robusta ổn định cho thị trường tiêu dùng.
Đồng Reais giảm 0,85 %, xuống ở mức 1 USD = 5,4620 Reais, đánh dấu là một trong số tiền tệ yếu kém nhất trong năm, trong khi mối lo dịch bệnh tại Brasil chưa hề giảm bớt và nguy cơ bùng phát lần hại tại khu vực Bắc Mỹ, báo hiệu toàn cầu đối diện với nguy cơ suy thoái tồi tệ chưa thể lường hết được.
Theo phân tích kỹ thuật, chừng nào giá Robusta kỳ hạn chưa vượt qua mốc 1200$ thì khả năng London quay đầu vẫn còn cao. Tuy xung lực trên sàn này vẫn còn nhưng đừng quên sức kéo giảm từ New York.
Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.
Giá cà phê trong nước tại các vùng trồng phổ biến hiện tại như sau:
Giá cà phê hôm nay cao nhất tại Đắk Lăk là 31.700 đ/kg, đây là mức tương đối tích cực với người dân trồng cà phê.
Giá cà phê thấp nhất hiện tại ở Lâm Đồng đạt 31.000 đ/kg, mức giá này tương đối cao so với nhiều phiên trước đó.
Tại các vùng trồng cà phê khác như Gia Lai, Đắk Nông mức giá ổn định trong ngưỡng 31.400 đ/kg.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.