Triệu chứng đau bụng, đau lưng, mệt mỏi trong những ngày kinh nguyệt có thể được giảm nhẹ nhờ 9 loại thảo dược có tác dụng kỳ diệu này.
1) Tam thất
Tam thất có tác dụng bổ huyết, ích khí, vì vậy rất tốt với những người bị kinh nguyệt kéo dài, băng huyết, phụ nữ sau sinh.
Tam thất có thể chế biến nhiều món ăn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của kỳ “nguyệt san” như: gà hầm tam thất, chân giò hầm tam thất, bột tam thất trộn mật ong…
Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đáng kể khi sử dụng loại thảo dược này.
2) Đinh hương
Đây là loại thảo dược thường được sử dụng để chữa lành chứng khó tiêu, nôn mửa, sát khuẩn, chống nấm.
Do sự thay đổi về hormone, khi xuất hiện kinh nguyệt, chị em cũng thường gặp các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, buồn nôn.
Tinh dầu đinh hương trong hoa, lá cây có thể làm giảm các triệu chứng này.
Tinh dầu đinh hương cũng có tác dụng kì diệu trong việc giảm bớt tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi. Pha một chút tinh dầu này vào nước ấm để tắm bạn sẽ thấy được xoa dịu cơn đau và sự khó chịu đáng kể.
Ngâm đinh hương, quế, gừng vào rượu trắng khoảng 7 ngày, bạn đã có một chai dầu xoa bóp có tác dụng giảm đau bụng, đau lưng trong những ngày ‘đèn đỏ’.
3) Đương quy
Đương quy có tác dụng cân bằng nồng độ estrogen (loại hormone nữ kích thích quá trình rụng trứng, nguồn gốc của kinh nguyệt).
Đương quy có khả năng điều tiết nồng độ estrogen trong cơ thể, làm tăng estrogen nếu nồng độ quá thấp và giảm estrogen nếu nồng độ quá cao.
Ngoài ra loại thảo dược này có tác dụng bổ máu, chống co thắt dạ con nên sẽ giúp giảm cơn đau do kinh nguyệt. Nó giúp giãn nở các mạch máu trong kỳ nguyệt san và giúp tái tạo máu sau khi kỳ nguyệt san kết thúc.
Đương quy còn giúp điều hòa kinh nguyệt ở những phụ nữ vừa ngưng uống thuốc ngừa thai.
Tuy nhiên, đương quy được chống chỉ định với những người đang điều trị ung thư vú, vì đây là trường hợp cơ địa đang nhạy cảm với những dược chất có nồng đồ hormone cao như đương quy.
4) Hoa mẫu đơn trắng
Hoa mẫu đơn trắng có tác dụng kỳ diệu với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Hoa mẫu đơn trắng làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt, như: mọc mụn, căng ngực, đau nhức, mệt mỏi, dễ cáu bẳn…
5) Rau thì là
Cây thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kì kinh nguyệt, giúp phụ nữ có thể giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh, bế kinh.
Bạn có thể dùng nước ép lá thì là để uống làm nhiều lần trong ngày, sẽ thấy các triệu chứng trên giảm rõ rệt.
6) Bạc hà
Lá bạc hà có tính ấm, giúp giảm nhẹ triệu chứng đầy bụng, giảm bớt chứng chuột rút, giảm bớt căng thẳng.
Một ly trà bạc hà ấm áp sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều với những triệu chứng ‘mỗi tháng một lần’.
7) Gừng
Tác dụng tương tự như bạc hà, gừng có thể dùng để uống cùng trà. Bạn cũng có thể xắt vài lát gừng, ngâm rượu, xoa vào vùng bụng dưới. Sức nóng của rượu gừng sẽ giảm bớt cơn đau.
Tránh sử dụng quá nhiều gừng nếu bạn bị dạ dày, tiểu đường hoặc bệnh tim.
8) Cây trinh nữ (Vitex)
Cây trinh nữ có tên khoa học là Vitex Agnus-Castus, vốn có nguồn gốc Địa Trung Hải và Trung Á. Có thể không dễ tìm thấy thảo dược này trong tự nhiên, nhưng hoàn toàn có thể mua được ở các hàng thuốc hoặc các trang web bán hàng online với tên gọi ‘vitex’.
Cây trinh nữ có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như giữ nước, lo lắng trầm cảm, đau nửa đầu, mọc mụn.
Thảo dược này còn giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt như làm ngắn lại những kỳ kéo quá dài, và làm tăng thời gian kinh nguyệt cho những chu kỳ quá ngắn.
9) Tinh dầu hoa anh thảo
Tinh dầu hoa anh thảo có dùng pha vào nước tắm, hoặc đốt bằng đèn xông tinh dầu. Loại thảo dược này hữu ích với những người bị triệu chứng phù, sưng đau ngực, trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt.
Các loại thảo dược này sẽ giúp bạn không phải dùng đến viên thuốc giảm đau nào mà vẫn thoải mái.
Duy trì tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ, ăn đủ chất và tham gia các hoạt động giảm căng thẳng như thiền định, yoga hoặc khí công cũng là giải pháp hữu hiệu để duy trì sức khỏe trong những ngày này.