Tạo hình giả nam nhi của Địch Lệ Nhiệt Ba và Dương Mịch trong Chẩm Thượng Thư và Thập Lý Đào Hoa thuộc series Tam Sinh Tam Thế được đặt cùng bàn cân so sánh. Bạn thấy ai 'soái' hơn?
Cả hai bộ phim Tam Sinh Tam Thế Chẩm Thượng Thư và Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa chuyển thể từ tiểu thuyết của Đường Thất Công Tử đều có cảnh nữ chính cải trang thành nam nhi.
Bởi thế tạo hình của Địch Lệ Nhiệt Ba và Dương Mịch được đặt lên bàn cân so sánh.
Dương Mịch
Trong Thập Lý Đào Hoa, Bạch Thiển (Dương Mịch) cải trang thành nam nhi, lấy tên Tư Âm lên núi Côn Luân bái Thượng Thần Mặc Uyên làm sư phụ.
Vì để cho nhân vật được chân thật và có cảm giác nam tính hơn, Dương Mịch đã từ chối việc stylist để lại vài sợi tóc con ở trước trán, để kiểu tóc búi cao, lộ vầng trán rộng.
Tạo hình giả nam của Bạch Thiển được giữ suốt trong những tập đầu phim Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa. Trong phim, thiếu niên Tư Âm còn được Yên Chi - công chúa Dực Tộc- yêu mến.
Tư Âm của Dương Mịch chinh phục khán giả với diễn xuất được cải thiện.
Nhân vật Tư Âm (Bạch Thiển) đi từ thiếu niên nghịch ngợm, phá phách đến một tiểu thượng tiên trải qua nỗi đau mất đi sư phụ và sư huynh.
Ánh mắt anh khí của Dương Mịch nhận được nhiều lời khen.
Địch Lệ Nhiệt Ba
Học theo đàn chị, Địch Lệ Nhiệt Ba cũng giả nam trong phim mới Tam Sinh Tam Thế Chẩm Thượng Thư.
Nhân vật Phượng Cửu (Địch Lệ Nhiệt Ba) giả nam để đồng hành cùng Đông Hoa Đế Quân đang lịch kiếm dưới trần gian.
Vì lo lắng người mình yêu gặp nguy hiểm, hồ ly Phượng Cửu đã cải trang nam nhi để bảo vệ Đế Quân.
Địch Lệ Nhiệt Ba cũng để kiểu tóc búi cao khá giống đàn chị.
So với Dương Mịch, Địch Lệ Nhiệt Ba có lợi thế về vóc dáng cao ráo.
Sống mũi cao và to khiến Địch Lệ Nhiệt Ba vẫn thường bị nhận xét là "nam tính".
179Thăm dò ý kiến: Bạn thấy tạo hình giả trai của ai "soái" hơn?