Hiện tượng đau đầu khi đến 3 tháng cuối thai kỳ khá phổ biến, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị.
Phụ nữ mang thai gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là chứng đau nhức đầu, đau nửa đầu.
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, những quá trình hóa sinh trong cơ thể cũng có nhiều bất thường, khiến mẹ dễ mắc chứng đau đầu.
Đồng thời, vào 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển lớn, trọng lượng tăng, có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và gây ra chứng bệnh khó chịu này.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể tăng chứng đau đầu của mẹ bầu như:
- Do sự lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong thời gian mang thai khiến lượng máu lên não giảm đột ngột.
- Một số bệnh nội khoa có thể dẫn đến đau đầu như bệnh viêm xoang.
- Hậu quả của bệnh cảm cúm, ốm nghén nặng.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
- Thiếu máu làm oxy lên não kém.
- Sống trong môi trường ồn ào hay tinh thần bị gò bó, căng thẳng.
- Thiếu ngủ, mệt mỏi khi phải làm việc liên tục.
- Để cơ thể bị đói, thiếu nước.
- Thay đổi thời tiết đột ngột.
- Nằm sai tư thế, hay nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép.
Tuy đau đầu là hiện tượng tự nhiên của cơ thể nhưng đối với bà bầu mang thai 3 tháng cuối trong một số trường hợp lại có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ.
Theo đó, biến chứng nguy hiểm nhất của đau đầu có thể xảy ra trong khi mang thai đó là biến chứng tiền sản giật. Đặc biệt, là những phụ nữa có thai nhưng đã trên 40 tuổi.
Ngoài ra, tiền sản giật còn đi kèm với hiện tượng cao huyết áp, phù nề... Thông thường, dấu hiệu tiền sản giật chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ nhưng vẫn có những trường hợp bị kéo dài và nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Bên cạnh đó, cơn đau đầu còn mang đến cảm giác khó chịu, khiến các bà bầu khó ăn, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Đồng thời, bệnh đau đầu còn làm giảm chất lượng sống của người bệnh và khiến cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống. Cá biệt, có bà bầu bị trầm cảm do đau nhức đầu, ốm nghén quá lâu.
Vì vậy, khi bà bầu bị đau đầu kèm với các triệu chứng như phù nề, xuất hiện protein trong nước tiểu thì cần phải được theo dõi thường xuyên và nhập viện ngay khi có yêu cầu của bác sĩ.
1. Tắm dưới vòi hoa sen giúp thư giãn cơ thể, thần kinh:
Bà bầu nên tắm nước ấm vừa phải để giúp thư giãn các cơ bắp, giảm căng thẳng, từ đó đẩy lùi các cơn đau.
2. Liệu pháp mùi hương giúp đẩy lùi cơn đau đầu:
Theo nghiên cứu, những người hít dầu hoa oải hương thì cơn đau giảm nhanh hơn những người khác. Bạn có thể hít trực tiếp trong ít nhất 15 phút. Hít mùi tinh dầu oải hương có thể là một cách điều trị an toàn và hiệu quả.
Đốt đèn xông tinh dầu với dầu hoa oải hương cũng đem lại cảm giác dễ chịu cho người bị đau nhức đầu.
3. Chườm nóng hoặc chườm lạnh:
Chườm nóng hay chườm lạnh đều có tác dụng xoa dịu cơn đau. Bạn có thể đặt một túi nước đá hoặc một túi chườm nóng lên trán, đầu, hoặc cổ để giảm đau đầu ngay lập tức.
4. Xoa bóp:
Xoa bóp phần vai, cổ, gáy và day 2 bên trán có thể giúp tăng cường máu lưu thông lên não, từ đó giảm đau đầu.
5. Vận động nhẹ nhàng:
Yoga là một kỹ thuật có thể được sử dụng để chữa lành các bệnh nghiêm trọng. Đây là một liệu pháp không có tác dụng phụ và một nghiên cứu nói rằng việc thực hành các tư thế yoga đơn giản sẽ giúp bạn giảm tần suất, thời gian và cường độ của chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra, các mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, tự tập các động tác thư giãn tại nhà. Tuy nhiên, với bà bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ, nên có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia khi tập luyện để có tư thế, cách tập phù hợp.