Như đã đưa tin về sự việc cô giáo Hải Phòng tát học sinh, Gia Đình Mới đã trao đổi với luật sư về hình thức xử lý trách nhiệm đối với cô giáo trên như thế nào.
Như Gia Đình Mới đưa tin, chiều 16/5, lãnh đạo UBND TP Hải Phòng tiến hành họp khẩn về vụ việc nữ giáo viên Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1987) trường tiểu học Quán Toan (quận Hồng Bàng) tát học sinh tới tấp vào mặt, thái dương, dùng thước vụt mạnh vào người nhiều học sinh lớp 2A7 khiến 1 nam sinh phải nhập viện.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng khẳng định: Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức của người giáo viên, các cơ quan chức năng cần xem xét xử lý nghiêm.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với phóng viên Gia Đình Mới, Thạc sĩ Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, việc cô giáo đánh học sinh không chỉ là bạo lực học đường mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Trẻ em là đối tượng đặc biệt được pháp luật Việt Nam và cả Công ước quốc tế bảo vệ.
“Điều 16 Công ước quốc tế quyền trẻ em nêu rõ: "Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy".
Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".
Việc cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang đánh học sinh H.G.Đ khiến em phải nhập viện, cơ quan chức năng sẽ xác minh để có căn cứ xử lý. Nếu học sinh H.G.Đ bị thương tích có tỉ lệ % thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe thì cô giáo này sẽ bị khởi tố. chịu trách nhiệm hình sự về tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại điều 134 bộ luật hình sự năm 2015.
Trường hợp, tỉ lệ tổn thương sức khỏe của cháu Đ. không đáng kể thì cô giáo cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Hành hạ người khác" được quy định tại Điều 140 BLHS 2015.
Ngoài ra, hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ tiến hành xem xét kỷ luật viên chức theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 4, Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỉ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường hoàn trả của viên chức quy định: "Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
Tại Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức có quy định về hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau:
- Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
- Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
Về trình tự, thủ tục xử lý kỉ luật viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3: Lưu trữ hồ sơ kỷ luật trong hồ sơ viên chức, lao động hợp đồng; ghi hình thức kỷ luật vào lý lịch viên chức, lao động hợp đồng.