1. Lên kế hoạch học tập cụ thể Hãy tạo một kế hoạch học tập chi tiết với lịch trình cụ thể. Sử dụng các công cụ như lịch giấy hoặc ứng dụng quản lý thời gian để theo dõi các nhiệm vụ và hạn nộp. Việc này giúp bạn không bị quên hoặc chậm trễ trong học tập.
Để tránh quên lịch, bạn có thể ghi lịch và dán lên tường, trước bàn học của mình.
Hãy lên thật cụ thể càng tốt, sau đó đánh dấu những việc đã làm được, những việc chưa làm được.
2. Tạo không gian học tập lý tưởng cho bản thânChọn một nơi yên tĩnh và thoáng mát để học tập. Hãy giữ không gian gọn gàng, tránh những yếu tố gây xao lãng như điện thoại hoặc tiếng ồn từ bên ngoài.
Sắp xếp lại sách vở và đồ dùng học tập sao cho gọn gàng, khi nhìn vào bạn cảm thấy thoải mái nhất. Một không gian thoải mái sẽ giúp bạn có tinh thần làm việc tốt.
3. Kỷ luật là hàng đầu
Khi bạn đã có kế hoạch và mục tiêu cụ thể, tính kỷ luật là yếu tố quan trọng để biến những dự định của bạn thành hiện thực. Dù có gặp phải những cám dỗ hay thách thức, hãy luôn nhắc nhở bản thân giữ vững cam kết và hành động theo kế hoạch đã đề ra.Kỷ luật không chỉ giúp bạn duy trì tiến độ học tập mà còn rèn luyện sự kiên nhẫn và khả năng tự quản lý bản thân. Ví dụ, nếu bạn đã quyết định mỗi ngày dành một giờ để học, hãy tuân thủ dù cho có bị phân tâm bởi mạng xã hội, trò chơi hay những hoạt động khác. Sự đều đặn và kỷ luật sẽ tạo nền tảng cho thành công dài hạn của bạn.
4. Ghi chép tiến độ hàng này Hãy sử dụng sơ đồ tư duy, ghi chú dưới dạng ý chính hoặc sử dụng màu sắc để làm nổi bật thông tin quan trọng. Phương pháp ghi chép khoa học giúp bạn ghi nhớ tốt hơn.
5. Ôn tập thường xuyênThay vì chờ đến sát kỳ thi mới bắt đầu học, hãy thường xuyên ôn lại các kiến thức đã học để tránh bị quên và nắm vững nền tảng.
6. Mỗi buổi phải có mục tiêu cụ thể
Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong học tập. Ví dụ: hoàn thành một chương sách trong một tuần hoặc đạt điểm cao trong bài kiểm tra sắp tới. Điều này sẽ giúp bạn có động lực để cố gắng.
7. Không trì hoãn khi đã lên kế hoạch học tập
Trì hoãn là một trong những nguyên nhân khiến việc học trở nên kém hiệu quả.
Thay vì để công việc chất đống vào phút cuối, hãy đối mặt với nó ngay từ đầu. Việc trì hoãn không chỉ khiến bạn áp lực mà còn dễ mắc sai sót. Hãy tập trung hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch để giảm căng thẳng và đạt kết quả tốt nhất.
8. Bắt đầu với môn học khó nhất
Môn học khó thường đòi hỏi nhiều năng lượng và sự tập trung, vì vậy hãy bắt đầu với nó khi bạn còn "sung sức".
Khi đã hoàn thành phần khó, các môn còn lại sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc học các môn khó khi đầu óc minh mẫn sẽ giúp tăng hiệu quả học tập và giữ cho tinh thần của bạn luôn ở mức tốt nhất.
9. Học ở nơi ít bị phân tâm
Môi trường học ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tập trung. Tránh xa tivi, mạng xã hội hoặc những tiếng ồn có thể làm bạn xao lãng.
Thay vào đó, tìm một nơi yên tĩnh như góc học tập tại nhà, thư viện hay quán cà phê với tiếng nhạc nhẹ để tạo không gian học tập tối ưu.
10. Tham gia nhóm học tập một cách hiệu quả
Một nhóm học tập nhỏ từ 3 - 5 người có thể giúp bạn ôn bài nhanh hơn và giảm cảm giác chán nản khi phải học một mình.
Hãy chuẩn bị câu hỏi trước khi học cùng nhau, cũng như đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ để có buổi học hiệu quả. Bạn có thể tự kiểm tra kiến thức, phát triển tư duy và góc nhìn đa chiều thông qua các cuộc thảo luận trong nhóm.
Lương HiềnBạn đang xem bài viết 10 thói quen tốt giúp bạn học tập hiệu quả hơn tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].