Về cơ bản, người vợ luôn là người tay hòm chìa khóa trong gia đình. Thế nhưng có những ông chồng không chấp nhận điều ấy. Vậy lý do là vì sao?
Người ta thường nói rằng: đàn ông kiếm tiền, đàn bà quản tiền. Vì vậy, sau khi kết hôn, phụ nữ thường là người tay hòm chìa khóa trong nhà.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số người đàn ông không muốn vợ quản lý tiền bạc của mình. Nguyên nhân là vì sao?
Hiện nay, phụ nữ thường có tâm lý độc lập về kinh tế. Điều này đôi khi cũng mang lại tác dụng phụ. Chính vì tự lập quá mức, cái gì cũng tự làm tự tiêu, lâu dần sẽ làm hư người đàn ông trong gia đình.
Có nhiều gia đình, người vợ thậm chí không biết thu nhập của chồng là bao nhiêu. Khi được hỏi nguyên nhân, họ cho rằng vì thấy đó là việc riêng tư, không muốn thành xét nét, quản lý chồng.
Đã lập gia đình, mà nói đến chuyện kinh tế vẫn còn ngượng ngùng, sợ làm phiền chồng.
Điều này không chỉ đơn thuần là thấy xấu hổ, ngại ngùng khi nói đến vấn đề tiền bạc, còn cho thấy giữa vợ chồng còn khoảng cách. Giữa hai người chưa đủ thân mật.
Khi hai người yêu thương, muốn ở bên nhau, vật chất không thể là vấn đề gây nhiễu, làm khó 2 người.
Họ hoàn toàn có thể thẳng thắn và cảm thấy thoải mái đề cập đến vấn tiền bạc, nhu cầu chi tiêu với nhau. Đó mới là tình cảm phù hợp để đi tới hôn nhân.
Nếu một người đàn ông thực sự yêu thương người phụ nữ của mình, nhất định sẽ sẵn sàng, thậm chí hào hứng kể với nửa kia về những gì mình có, mình đạt được.
Tâm lý này giống như khi các loài động vật, các con đực cần 'phô trương mọi lực lượng', khoe ra bộ lông đẹp nhất, giọng hát hay nhất của mình để thể hiện trước con cái.
Thực tế, chỉ nói chuyện tình yêu, không quan tâm đến cuộc sống thực tế, không quan tâm đến vấn đề tiền bạc là điều khó có thể tin được.
Tình yêu ấy cũng sẽ không thể tồn tại lâu dài hoặc tiến đến mối quan hệ bền vững, nghiêm túc.
Việc hai vợ chồng thành thực với nhau, không đơn thuần là quan tâm vấn đề tiền bạc, mà là một dạng chấp nhận lẫn nhau.
Giấu diếm thu nhập với nửa kia, nguy hại tiềm ẩn lớn nhất không phải là vấn đề tiền bạc mà là việc anh ấy không thành thật, làm lung lay nền tảng hôn nhân, dẫn đến cảm giác thiếu an toàn trong hôn nhân.
1. Người đàn ông có bí mật giấu diếm riêng, hoặc lừa dối vợ.
2. Cũng có thể cho thấy người chồng kiếm không quá nhiều, sợ vợ tiêu hoang phí, không hợp lý.
Sợ rằng đến lúc có việc, không lấy đâu ra tiền. Vì vậy, chồng đành thay vợ kiểm soát tiền bạc, tay hòm chìa khóa.
3. Có thể đó là một người chồng gia trưởng, cho rằng việc gì cũng phải do người đàn ông trụ cột trong gia đình, kể cả chuyện tiền nong.
4. Người chồng vốn đã không coi trọng vợ. Tiền của anh ta thà đi tiêu cho riêng mình, vui chơi chứ không đưa cho vợ.
5. Có thể đó là một người quá coi trọng đồng tiền, ích kỷ, thích hưởng lạc một mình. Tiền anh ta không đưa cho vợ để bản thân có thể thoải mái ra ngoài ăn chơi, vui thú.
6. Không có sự tin tưởng giữa vợ chồng.
7. Không thích bị bó buộc, muốn tự kiểm soát tiền bạc của mình.
8. Chồng nhỏ nhen. Gia đình phía nhà vợ khá nghèo, sợ vợ mang tiền trợ cấp riêng cho gia đình.
9. Chồng có tâm địa xấu, âm mưu xấu. Có thể chồng đã dành tiền tiết kiệm tiền ở nơi khác, chờ ly hôn vợ không được chia phần tiền này.
Đó chỉ là những trường hợp cụ thể và cơ bản. Còn lại, mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, không gia đình nào hoàn toàn giống gia đình nào.
1. Tin tưởng, hoàn toàn yên tâm vào vợ.
2. Yêu vợ, nguyện đưa hết tiền bạc, tài sản cho vợ quyết định.
3. Bản thân không bận tâm đến tiền bạc, lười quản lý.
Là một người vợ, hãy tìm ra nguyên nhân vì sao chồng không đưa tiền cho mình quản lý để có biện pháp phù hợp.
Nếu đó là nguyên nhân từ phía người vợ, hãy học cách thay đổi.
Nếu anh ấy không tin tưởng bạn, hoặc coi trọng tiền bạc hơn vợ, bạn cần xem xét lại mối quan hệ này.