Hiện tượng các công ty dược phẩm lũng đoạn thị trường luôn xảy ra và với những hình thức tinh vi. Giá thuốc gốc rất rẻ nếu có sự cạnh tranh giữa các công ty nhưng trong thị trường dược phẩm hiện nay, sự cạnh tranh đang bị kìm hãm.
Trong bất cứ khâu nào, dù là tiếp thị, sản xuất hay thử nghiệm thuốc hoặc thiết bị y tế mà làm tăng giá trị thực của thuốc đều được gọi là lừa đảo.
Các chiêu trò lừa đảo thường gặp là quảng cáo các tác dụng thuốc không được in trên bao bì, sản xuất hoặc buôn bán thuốc và thiết bị giả, kém chất lượng cũng như lũng đoạn giá thuốc.
Cụ thể, đại diện bán hàng của công ty dược có thể đến gặp bác sỹ và thuyết phục họ sử dụng một loại thuốc để điều trị những bệnh khác với công dụng đã được kiểm định của nó, ví dụ thuốc chữa đau tim được quảng cáo có thể chữa bệnh đau nửa đầu.
Trong nhiều trường hợp, một số công ty dược lớn có thể cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin mù mờ hoặc không chính xác về độ an toàn của thuốc, khiến cho các thông số khi thử nghiệm bị sai lệch.
Ngoài ra, họ cũng bán cho các bệnh viện hoặc các chương trình y tế quốc gia những loại thuốc chính hiệu (brand-name) đắt tiền trong khi bệnh nhân thực chất chỉ nhận được những loại thuốc gốc (generic) rẻ tiền hơn.
Ở Mỹ, các công ty dược của Big Pharma đã có nhiều hình thức hối lộ bác sỹ và dược sỹ kê thuốc của mình, trong đó có tặng du thuyền hoặc các chuyến du lịch, thẻ đi spa miễn phí và những bữa tối đắt tiền mà họ gọi là dịp để ‘quảng bá thương hiệu’.
Theo chuyên gia kỳ cựu Devon Herrick của Trung tâm Phân tích Chính sách Quốc gia Hoa Kỳ, giá thuốc gốc rất rẻ nếu có sự cạnh tranh giữa các công ty nhưng trong thị trường dược phẩm hiện nay, sự cạnh tranh đang bị kìm hãm.
Theo ông, ở Mỹ hiện có 3 công ty nắm giữ hơn 85% thị trường bán buôn dược phẩm, dẫn đến việc thị trường thiếu cạnh tranh và nhà bán buôn có thể ép giá lên nhà thuốc cũng như người sử dụng.
Còn ở Ai Cập, khi chính phủ quyết định tăng giá thuốc do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, các công ty đã tranh thủ kiếm lời bằng cách đóng cửa nhiều chi nhánh, dự trữ thuốc không bán ra nhằm tăng cầu và xé nhãn giá để áp giá, dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong thị trường thuốc ở đất nước này.
Những vụ bê bối dược phẩm lớn ở Mỹ
• Năm 2013, Johnson & Johnson đã nộp phạt 2,2 tỉ đô la Mỹ vì đã quảng cáo thuốc sai tác dụng và hối lộ bệnh viện, bác sỹ.
• GlaxoSmithKline nộp 3 tỉ đô la vì đưa ra những thông tin sai lệch cho thuốc Avandia và báo giá thuốc không chính xác.
• Cephalon quảng cáo và sử dụng sai tác dụng 3 loại thuốc Actiq, Gabitril, and Provigil, tổng số tiền bồi thường cho người dân là 46,4 triệu đô la.
• Omnicare cung cấp các loại thuốc khác với thuốc ghi trong đơn để tăng lợi nhuận.