Bác sĩ Phạm Tiến Dũng 'phù thủy' chữa bệnh rối loạn tiền đình được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn. Dưới đây là địa chỉ, số điện thoại, lịch khám tại phòng khám chữa bệnh rối loạn tiền đình của bác sĩ Phạm Tiến Dũng.
Bác sĩ Phạm Tiến Dũng là ai?
Mới đây, bác sĩ Phạm Tiến Dũng đã khiến cư dân mạng xôn xao trước chia sẻ của một nữ phóng viên tên V.T khi được bác sĩ Dũng - bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương chữa bệnh chóng mặt chỉ bằng vài cái gõ đầu. Chia sẻ của chị V.T nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Được biết, bác sĩ Phạm Tiến Dũng hiện chuyên điều trị Tai Mũi Họng tại khoa Thính học và Thăm dò chức năng - Bệnh viên Tai Mũi Họng Trung Ương.
Bên cạnh thời gian làm việc tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, hiện bác sĩ Phạm Tiến Dũng cũng mở phòng khám riêng tại nhà ngoài giờ.
Lịch khám Tai Mũi Họng bác sĩ Phạm Tiến Dũng:
Chủ phòng khám: Phạm Tiến Dũng
Hình thức tổ chức: Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng
Địa chỉ: Nhà số 7 Ngõ 78 giải phóng
SĐT: 0912265975
Khám ngoài giờ thứ 2 đến thứ 7. Chủ nhật nghỉ.
Bệnh rối loạn tiền đình là bệnh khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Bệnh gây nên tình trạng mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm việc khiến cho người bệnh chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đầu óc quay cuồng, buồn nôn, đi lại không vững và dễ bị ngã.
Nguyên nhân khiến bệnh rối loạn tiền đình có tốc độ gia tăng mạnh mẽ là do môi trường sống, thời tiết cùng thực phẩm bẩn, áp lực công việc... Người mắc bệnh tiền đình thường ở trong độ tuổi trung niên, phụ nữ tiền mãn kinh hay lão niên.
Bệnh rối loạn tiền đình thường gặp nhiều ở nữ hơn nam, bệnh có những biểu hiện dễ gây nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Bệnh rối loạn tiền đình tuy không đe dọa đến tính mạng con người nhưng dễ để lại các biến chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy ảnh hưởng nhiều tới đời sống hằng ngày. Nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến các bệnh thần kinh, nhồi máu cơ tim, huyết áp thấp...
Triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình
- Chóng mặt, ù tai, buồn nôn,... ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc hàng ngày.
- Bệnh thường diễn ra trong thời gian ngắn rồi hồi phục tuy nhiên có trường hợp kéo dài. Bệnh có xu hướng lặp đi lặp lại nếu để lâu ngày dễ thành mãn tính khiến người bệnh dễ biến thành trầm cảm, mệt mỏi.
Xem thêm bị rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi? Mẹo chữa rối loạn tiền đình nhanh khỏi nhất định phải nắm tại đây.