Rau ngót là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được rau ngót, đối với phụ nữ mang thai thì nên kiêng ăn rau ngót trong 3 tháng đầu tránh sảy thai. Vậy còn bà đẻ ăn rau ngót được không? Ăn như thế nào mới lợi, tốt cho cả mẹ cả con?
Rau ngót là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng khá cao so với các loại rau thông thường khác. Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng... Theo các nhà khoa học, rau ngót chứa rất nhiều protein, các khoáng chất cần thiết (canxi, chất sắt…), có nhiều axit amin cần thiết cần thiết cho cơ thể và dồi dào các vitamin A, B, C, Kali, Canxi, Magiê, B1, B2, B6. Do đó rau ngót đặc biệt rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng có trong 100g protid của rau ngót:
- 3,1g lysine
- 2,5g methionine
- 1g tryptophane
- 4,7g phenylalanine
- 6,5g threonine
- 3,3g valine
- 4,6g leucine
- 3,3g isoleucine
Tỷ lệ protid trong rau ngót nhiều gần gấp đôi rau muống và tương đương với một số loại đậu như đậu ván, đậu đũa, đậu cô ve. Chất protid trong rau ngót thuộc loại protid thực vật quý, hiếm có ở những rau khác.
Rau ngót có hàm lượng dinh dưỡng cao là thế tuy nhiên không phải ai cũng ăn được rau ngót, đối với phụ nữ mang thai thì nên kiêng ăn rau ngót trong 3 tháng đầu tránh sảy thai. Vậy còn bà đẻ ăn rau ngót được không? Ăn như thế nào mới lợi, tốt cho cả mẹ cả con?
Theo các chuyên gia, rau ngót có tính thanh mát, vị ngọt, giải độc, thanh lọc, lợi tiểu, lại ít chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol, vitamin C dồi dào, giàu chất xơ, lượng đạm thực vật cao, rau ngót giúp giảm cân rất hiệu quả và bổ dưỡng.
Cả lá và rễ rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.
Theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ ăn rau ngót sẽ nhanh chóng tống hết chất nhầy, sản dịch ra khỏi cơ thể do đó, sau sinh, bà đẻ nào cũng đều ăn rau ngót.
Ngoài ra, rau ngót có rất nhiều công dụng đối với mẹ sau sinh mà không phải ai cũng biết.
Làm sạch nhanh sản dịch, trị sót nhau
Thông thường, sau sinh bà đẻ mất khoảng từ 2-6 tuần để hết sản dịch. Theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ cần ăn rau ngót để nhanh chóng tống hết chất nhầy, sản dịch ra ngoài cơ thể, co bóp dạ con nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu.
Bà đẻ có thể ăn rau ngót bằng cách nấu canh hoặc luộc rau ngót ăn hàng ngày hay dùng rau ngót tươi + ít nước đun sôi để nguội xay nhuyễn rồi chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 cốc, hiệu quả sẽ nhanh hơn.
Tăng tiết sữa mẹ
Rau ngót có chứa các hợp chất giúp kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid, cụ thể là estrogen- hormone này lại kích thích mẹ tiết nhiều sữa hơn.
Trị táo bón
Nhờ vào hàm lượng chất xơ cao nên bà đẻ ăn rau ngót giúp nhuận tràng, điều trị táo bón rất hiệu quả.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Rau ngót có chứa chất ephedrine giúp trị cúm khá tốt. Ngoài ra, nhờ vào lượng cao vitamin C mà bà đẻ ăn rau ngót sẽ có thể tăng sức đề kháng tốt hơn. Bên cạnh đó, lượng vitamin A khá lớn trong rau ngót còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, sinh sản và duy trì làn da khỏe mạnh.
Giảm cân, làm đẹp
Cũng chính nhờ lượng vitamin A và C có trong rau ngót là chất chống oxy hóa, do đó, ăn rau ngót có thể làm đẹp. Ngoài ra, rau ngót có chứa 7 hợp chất hóa học giúp kích thích hormone steroid (progesterone, testosterone, estradiol và glukokortiroid) và Eicosanoids. Trong đó có những hocmone giúp phụ nữ trở nên nữ tính hơn.
Bên cạnh những tác dụng tre,e rau ngót còn có nhiều tác dụng khác nữa: giải độc, cầm máu, tiêu viêm, sát khuẩn, giảm loét, chữa nhiễm trùng da, tăng sản xuất tinh trùng, có con sớm,…
Ăn quá nhiều rau ngót hoặc ăn sống có thể gây ngộ độc (do nhiễm độc kim loại nặng) hoặc tổn thương phổi. Do đó, khi ăn rau ngót, bà đẻ nên nấu chín rau ngót (bởi đun sôi giúp các chất độc giảm bớt hoặc mất hoàn toàn), ăn một lượng nhỏ mỗi ngày (tối đa 50g/ ngày), không ăn liên tục trong hơn 3 tháng.
Xem thêm: