Thay vì đề ra những kế hoạch thay đổi thói quen khó thực hiện như tập gym, ăn chay... bạn có thể bắt đầu từ những phương pháp đơn giản để loại bỏ những tật xấu của bản thân.
Shawn Achor - chuyên gia hạnh phúc ở đại học Harvard cho rằng, thay vì đề ra những kế hoạch thay đổi thói quen khó thực hiện, hãy áp dụng 'quy tắc 20 giây' tuy đơn giản nhưng nó có thể giúp bạn loại bỏ nhanh những thói hư tật xấu của mình.
Quy tắc mà Shawn Achor đưa ra là: xua đuổi các tật xấu của bạn ra xa ít nhất '20 giây', đồng thời đặt các kích thích tạo thói quen tốt nằm ngay trong tầm mắt và tầm với.
Ông cho rằng, chúng ta hầu hết đều có xu hướng lười biếng khi phải làm một việc gì đó không thật sự cấp bách vầ cần thiết, vậy nên, nếu để những món ăn vặt hay những thứ có hại tương tự vượt quá tầm tay, nhiều người sẽ từ bỏ vì ngại đi lấy.
Ví dụ, để giúp bản thân rèn luyện thói quen đọc sách, hãy đặt vài cuốn sách ngay cạnh chiếc điều khiển TV nhưng cất mấy cục pin ở phòng bên cạnh. Đến lúc muốn xem TV, bạn sẽ quá lười đi lấy pin, vậy nên có thể lôi cuốn sách ngay trước mặt ra đọc.
Hoặc, muốn mình ngừng uống rượu thì hãy đặt các chai rượu lên ngăn tủ cao nhất, khó với tới được.
Muốn ngừng xem TV cả ngày cuối tuần thì hãy rút cáp HDMI ở phía sau ti vi ra khỏi vị trí.
Cứ luyện rèn như thế, dần dần bạn sẽ khiến các thói quen xấu trở nên khó thực hiện hơn, và ngược lại, các thói quen tốt sẽ dần dần nằm trong tầm tay bạn, và bạn sẽ thay đổi cuộc đời của mình từ những thói quen rất nhỏ như thế.
Đừng luôn phàn nàn về những điều nhỏ nhặt khi không cần thiết vì việc này không chỉ là một thói quen xấu mà nó còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách của bạn.
Hãy thử tìm kiếm những mặt tích cực của tất cả mọi thứ trong công việc, cuộc sống và bạn sẽ biết cách yêu đời hơn.
Nhiều người có tính 'nhiều chuyện' với suy nghĩ lấy đó làm niềm vui chứ không có ác ý.
Nhưng việc này cũng có khi xuất phát từ một mối hiềm khích nào đó hoặc do ghen tị nên tìm cách nói xấu, bới móc người khác.
Nhưng dù có vì lý do gì thì cũng nên 'vứt bỏ' thói quen này, vì việc nhiều chuyện đã khiến bạn tự hạ thấp giá trị bản thân mình trong mắt người khác và còn mang đến rất nhiều điều phiền phức.
Ai cũng có lúc mắc lỗi, nên thay vì chỉ trích người khác, hãy cố gắng góp ý mang tính xây dựng hơn là trách mắng.
Việc chỉ trích người khác không làm bạn tốt lên, thậm chí nó còn khiến 'hình tượng' của bạn sụp đổ trong mắt người khác và khiến họ thiếu tin tưởng vào bạn.
Trong công việc hay cuộc sống, bạn không nên có thái độ quá nghiêm túc mà hãy thả lỏng bản thân, nói vài câu bông đùa với đồng nghiệp hay bạn bè khi có thể để cuộc sống trở nên thoải mái, vui vẻ và 'dễ thở' hơn.
Điều đó không chỉ giúp giảm không khí căng thẳng tại nơi làm việc mà nó còn giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.
Việc trì trệ khiến mọi công việc bạn muốn làm đều không thể hoàn thành.
Đừng cho phép mình trì trệ, hãy tìm ra những điều mới mẻ và quyết tâm thực hiện nó.
Thay vì 'thao túng' cho sự lười biếng, hãy gạt bỏ mọi lý do bạn nghĩ ra trong đầu để đình trệ công việc và bắt tay vào làm, như vậy công việc sẽ được hoàn thành hiệu quả hơn.
Đừng tự tước đoạt cơ hội của bản thân, hãy đặt ra những giới hạn và cố gắng vượt qua để đạt đến mục đích mà bạn hướng tới.
Nếu không mạnh dạn thực hiện, có thể tương lai bạn sẽ ân hận vì không dám nắm chặt cơ hội cho mình, không dám mở cánh cửa tương lai để vươn tới những tầm cao mới.
Chúng ta đang sống một thời đại mà con người ai cũng có thể dễ dàng hưởng thụ sự thoải mái tuyệt vời với sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ mang lại.
Tuy nhiên, quá lãng phí thời gian cho các phương tiện truyền thông xã hội là điều thật sự rất không cần thiết.
Đừng quá lạm dụng nó, đừng ham 'sống ảo' trên mạng xã hội mà thay vào đó, hãy tập trung vào cuộc sống thực của chính mình.