10 dấu hiệu có thể bạn đã bị bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu

Không phải đứa trẻ nào cũng may mắn được hưởng nhiều sự quan tâm cảm xúc từ cha mẹ. Trường hợp cha mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu về mặt cảm xúc của con cái được gọi là sự bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu.

tam trang

Vì thường vô hình và đa phần lặng im, sự bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu là một hiện tượng bị bỏ lơ trong tâm lý học.

Không giống như bỏ mặc hay lạm dụng thể chất với các dấu hiệu như những vết bầm tím hoặc trẻ đến trường mà thiếu ăn, sự bỏ mặc về cảm xúc rất khó để nhận diện vì thường không có các dấu hiệu có thể quan sát được.

Quan trọng hơn là thậm chí đứa bé cũng không biết mình bị bỏ mặc cảm xúc cho đến khi những triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở tuổi trưởng thành.

Cảm giác này có thể xảy ra ngay cả ở một gia đình đầy yêu thương và săn sóc. Đôi khi cha mẹ không làm hoặc nói những điều đúng và có thể ảnh hưởng xấu đến con lâu dài.

Sự bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu không phải là một sự kiện mà chỉ là sự thất bại của cha mẹ trong cách đáp lại con cái cho đúng.

Điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng khác nhau đến đứa con khi trưởng thành. Ví dụ bạn luôn cảm thấy mọi chuyện xảy ra không như ý là lỗi do bạn.

Điều quan trọng nhất là ta phải hiểu được vấn đề và sau đó là tìm cách giải quyết.

Sau đây là 10 dấu hiệu giúp bạn nhận ra liệu mình ngày xưa có lớn lên trong sự bỏ mặc cảm xúc hay không.

1. Bạn khó phát triển kỷ luật bản thân

Bạn luôn nghi ngờ bản thân đến mức dù cho rằng mình đúng thì bạn cũng không dám đứng lên bảo vệ ý kiến của mình.

Bạn gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề của mình và khó khăn trong việc khắc phục các điểm yếu.

2. Bạn cảm thấy trống rỗng

Bạn cảm thấy mình không đủ tốt, ai cũng tốt hơn bạn. Bạn thường hạ thấp chính mình và nghi ngờ bản thân. Sự trống rỗng có thể cảm giác như chết lặng.

3. Bạn tự hào vì bản thân không phụ thuộc vào ai

Bạn quá ngang ngạnh, không bao giờ chịu nhờ ai giúp đỡ. Cho dù mọi người xung quanh sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ bạn thì bạn vẫn từ chối tất cả.

Bạn không thích nói về vấn đề của mình, bạn thích giải quyết mọi khó khăn một mình. Không nhận sự giúp đỡ của người khác có thể khiến bạn mệt mỏi, vì chúng ta là con người và chúng ta cần giúp đỡ lẫn nhau.

4. Bạn thích ở một mình

Bạn cảm thấy không ai hiểu mình, vì vậy bạn thường muốn ở một mình. Bạn né tránh những nơi hay sự kiện đông người mà bạn sẽ phải giao lưu.

Bạn cảm thấy thực sự khó khăn trong việc kết nối với người khác, nhưng một khi bạn có được những người bạn tốt thì sẽ rất gắn bó với họ.

5. Bạn thường hay buồn vô cớ

Đôi lúc bạn thấy áp lực, lo âu, buồn bã mà chẳng có lý do rõ ràng. Chính bạn cũng không hiểu vì sao mình lại như vậy. Cảm giác không hiểu chính mình khiến bạn muốn phát điên.

bo mac cam xuc

6. Bạn gặp khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của mình

Bạn biết mình đang có một cảm xúc nào đó nhưng không biết diễn tả, giải thích thế nào. Sự không chắc chắn này không chỉ là với những cảm xúc tiêu cực; mà bạn thậm chí cũng không thể lý giải bản thân khi mình thấy vui.

7. Bạn có lòng trắc ẩn với mọi người, nhưng không phải với chính mình

Bạn là người chỉ trích chính mình thâm tệ nhất. Bạn luôn coi thường bản thân và khó khăn với bản thân hơn bất cứ ai. Bạn có thể chấp nhận người khác mắc lỗi và thiếu sót, nhưng không chấp nhận điều đó xảy ra với chính mình.

8. Bạn cảm thấy bản thân không hoàn mỹ

Bạn không ngừng cảm thấy có gì đó không đúng. Bạn thấy trong mình có điều sai. Thực ra bạn chẳng làm gì sai và những cảm xúc bạn trải qua không phải là lỗi do bạn.

9. Bạn cảm thấy gắn kết với động vật và thiên nhiên hơn là con người

Bạn luôn có cảm giác gắn bó với tự nhiên và động vật. Bạn gặp khó khăn trong kết nối với người khác, nhưng với động vật thì không. 

Động vật không che giấu điều gì, chúng là những sinh vật trong sáng và dễ dàng thấu hiểu. Thú cưng cũng trung thành và yêu thương bạn bất kể chuyện gì xảy ra.

10. Bạn thấy mình như người ngoài

Bạn luôn có cảm giác mình là người ngoài. Khi bạn còn nhỏ, cha mẹ bạn không biết xử lý vấn đề này và chưa giúp đỡ, hỗ trợ bạn đủ nhiều. Do đó lớn lên, bạn vẫn gặp khó khăn trong việc làm chủ cảm xúc và cảm giác mình luôn đứng sai chỗ.

Bước đầu tiên để vượt qua sự bỏ mặc cảm xúc thời thơ ấu là xác định vấn đề và tìm sự giúp đỡ. Bạn cũng có thể nói chuyện với những người bạn thân thiết nhất, tuy nhiên vì bạn gặp khó khăn trong việc cởi mơ với người khác nên nói chuyện với chuyên gia tư vấn có thể sẽ dễ dàng hơn.

Đừng bao giờ nghi ngờ giá trị của bản thân, hãy cố gắng đối tốt và thấu hiểu chính mình như cách bạn đối xử với mọi người. Hãy làm chủ cuộc sống của bản thân và làm nó tốt đẹp hơn.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính