Trong mùa nắng nóng khô hạn dễ cháy,các bạn cần phải tuyệt đối cẩn thận để phòng với hỏa hoạn. Sau đây là 8 vật dụng dễ cháy nổ bậc nhất trong chính gia đình, biết mà dùng cẩn thận hơn.
Đứng đầu danh sách này chính là bình gas và bếp gas. Bởi chúng luôn được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra hoả hoạn tại nhà đất hay ở các chung cư cao tầng.
Các vụ nổ bình gas chủ yếu là do khí gas bị rò rỉ, quên tắt bếp gas hoặc trong quá trình ninh nấu thức ăn nhưng lại không trông coi. Nhất là mùa nắng nóng thế này thì cháy nổ lại càng dễ ra hơn nữa, sẽ gây ra hậu quả rất khó lường.
Thế nên phải tuyệt đối nhớ rằng phải khoá kỹ bình gas lại ngay sau khi sử dụng xong. Không để trẻ em đến gần bếp gas, tránh việc các bé bật bếp không đúng quy tắc. Thợ lắp bình gas cũng khuyên dùng van đóng/mở bình gas tự động để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Tủ lạnh là một vật dụng có thể gây hỏa hoạn bất ngờ mà nhiều người không thể lường trước được.
Cấu tạo của một chiếc tủ lạnh gồm rất nhiều bộ phận có thể gây lửa khi bị tác động mạnh, trực tiếp, gián tiếp hoặc dãn nở bất thường: dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn,…
Thông thường những chiếc tủ lạnh quá cũ hoặc qua sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần,... sẽ có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi. Cũng từ đó mà làm giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá gây nóng máy thêm vào đó là thời tiết nắng nóng như hiện nay thì chuyện xảy ra cháy nổ sẽ rất cao.
Vì thế, bạn không nên sử dụng tủ lạnh đã quá cũ hay từng sữa chữa nhiều lần. Còn nếu đang sử dụng tủ lạnh cũ thì không đụng chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý mang đi nạp gas mới, mà chỉ lau rửa tủ và mời thợ về vệ sinh giàn ngưng nếu có bụi bám mà thôi.
Bản thân lò vi sóng không thể gây cháy nổ, nhưng nếu gia đình các chị có lò vi sóng mà lại có người không biết sử dụng và dùng sai cách thì khả năng làm lò phát nổ cũng không phải thấp đâu.
Một trong những cách dùng lò vi sóng sai lầm nhất là cho đồ đựng thực phẩm bằng bằng kim loại hay loại có hoa văn vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn. Việc làm này vô tình sẽ tạo ra những tia lửa điện bên trong lò và gây ra cháy nổ.
Một trong những vật dụng dễ cháy nổ bậc nhất trong gia đình đó là sạc dự phòng. Bởi lẽ sau một thời gian sử dụng thì sạc sẽ bị phồng, nóng lên và gây cháy nổ.
Bởi do chất lithium nằm trong pin tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ gây cháy. Đó cũng là lý do tại sao sạc dự phòng không được cho phép mang theo hành lý xách tay lên máy bay.
Các chị cũng nên lưu ý rằng, khi mua pin sạc dự phòng thì các chị cần lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu có uy tín, có dán tem bảo hành, ghi rõ nguồn gốc và xuất xứ.
Tuyệt đối không vừa sạc vừa dùng điện thoại tránh nguy cơ pin nóng, gây cháy nổ. Đồng thời, trong quá trình sạc cũng không nên để sạc lên những vật dụng dễ cháy như nệm hay khăn lông,...
Trước khi sạc cần lau chùi khô ráo tay và thiết bị, đúng tính năng mà pin hỗ trợ cũng như đúng loại đầu cắm sạc thì mới đảm an toàn nhé các chị.
Bạn không nên cắm sạc quá lâu như để qua đêm vì khi đó chúng ta không thể kiểm soát được và nếu lỡ xảy ra trường hợp nguồn điện không ổn định hoặc sạc quá lâu làm quá tải sẽ dễ dàng dẫn đến cháy nổ.
Chúng ta thường chủ quan vứt bật lửa lung tung trong nhà mà không lường trước được nguy hiểm của nó. Trong bật lửa luôn chứa một lượng gas nhất định, khi bị rò rỉ và gặp môi trường có nhiệt độ đủ cao hay tia lửa điện có thể phát nổ.
Với nhiều gia đình hầu như anh chồng hay người đàn ông nào cũng có một cái bật lửa trong túi dùng để châm thuốc lá hay nhiều gia đình ở nông thôn vẫn còn phổ biến.
Nhưng nhiều người lại chủ quan vứt bỏ lung tung khi đã hết gas nhưng chính đó lại gây ra những nguy hiểm không ngờ tới được. Vì khi lượng gas ấy bị rò rỉ ra ngoài, thêm vào đó là nhiệt độ cao như mùa khô hạn này thì sẽ tạo ra tia lửa điện có thể làm phát nổ bất kì lúc nào.
Bình nóng lạnh sử dụng điện có cấu tạo giống chiếc ấm đun nước bằng điện, gồm thanh đun, rơ le, bình chứa nước. Khi mới sử dụng, bình hiếm khi xảy ra sự cố bởi các thiết bị còn mới và đầy đủ các hệ thống an toàn.
Tuy nhiên, trong quá trình lắp đặt và sử dụng, bình nóng lạnh đều đứng trước nguy cơ rò rỉ điện, chập cháy nổ.
Sau thời gian dài sử dụng, thanh điện trở bị một lớp cặn bám vào, làm giãn nở, gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước. Hoặc vỏ thanh điện trở bị ăn mòn làm thủng ống, điện sẽ rò theo nước chảy, khiến người sử dụng bị giật.
Một trong những nguyên nhân cháy nổ phổ biến nữa đó là do chập, cháy đường dây điện hoặc các thiết bị điện trong gia đình.
Khi đường dây điện bị quá tải, bị hở hoặc các thiết bị điện gặp sự cố sẽ gây chập, cháy. Nếu các thiết bị điện này đặt gần bình xăng xe hoặc bình gas, bình cứu hỏa thì những vụ cháy nổ kinh hoàng xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Trong nước hoa có chứa thành phần rượu cồn - đây là thành phần dễ bay hơn, cháy. Nếu tình cờ bình đựng nước hoa có dạng thấu kính lồi đặt trong ô tô và bị Mặt trời chiếu vào, sản sinh điểm hội tụ sẽ làm cháy chất cồn bên trong, dễ tạo thành vụ nổ nghiêm trọng.
Nước hoa được chiết xuất một phần từ các tinh dầu tự nhiên, các chất bay mùi và dầu mỏ cho dễ dàng gây cháy. Ở điều kiện nhiệt độ cao trên 50oC, nước hoa có thể tự động phát nổ. Ngoài ra, khi nước hoa tiếp xúc với lửa sẽ dễ dàng bốc cháy và bùng phát.