Thời gian con dưới 2 tuổi có thể sẽ tràn ngập những giây phút bất ngờ, ví dụ như lần đầu tiên con khoe nụ cười ‘mụ dạy’, lần đầu tiên bò được hay những bước đi đầu tiên… Nhưng xen vào đó là những ‘lần đầu tiên’ khiến bạn điên đầu.
Sau đây là 8 biểu hiện ‘khó ưa’ của bé trong giai đoạn phát triển này và các mẹo giúp bé vượt qua.
Thời điểm bắt đầu: trẻ được 6 tháng tuổi
Vì sao: Khi trẻ còn ở giai đoạn sơ sinh, bé đánh rơi đồ chơi, bé sẽ cho rằng đồ chơi đó biến mất.
Còn giờ đây, khi 6 tháng tuổi, em biết rằng đồ vật đó vẫn còn, dù cho bé không còn nhìn thấy nó.
Đây là một dấu hiệu bé đã lớn lên về nhận thức, tuy nhiên, biểu hiện sự ‘trưởng thành’ này khá là kỳ quặc.
Bé có thể đánh rơi đồ chơi khi đang ngồi trong lòng mẹ hay ghế ăn, dòm xuống đất và la hét đòi bạn nhặt lên bằng được… Sau đó lại tiếp tục ném đồ chơi xuống.
Cách vượt qua: Mặc dù bạn có thể cảm thấy mệt bở hơi tai vì cứ nhặt đồ chơi, thìa dĩa cho con cả ngày, nhưng hãy cố gắng ‘chiều’ con một chút.
Đó là một trò chơi của bé, là cách để bé tìm hiểu về ‘nguyên nhân – kết quả’. Mỗi lần được cha mẹ nhặt đồ cho, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn vì được ‘phản hồi tích cực’ từ người lớn.
Tuy nhiên, cứ thoải mái kết thúc bữa ăn một khi bé ném cả bát đồ ăn vẫn còn đầy lưng lửng xuống đất. Tất cả mọi việc sẽ kết thúc vào tầm bé được 15 tháng tuổi.
Thời điểm bắt đầu: Khi trẻ 7 đến 9 tháng tuổi
Vì sao: Bạn nghĩ rằng mục đích của bé khi ngồi vào ghế ăn là ăn, nhưng bé không nghĩ vậy.
Bữa ăn là một cớ giúp bé thư giãn. Kiểu như: ‘Ha… món khoai tây nghiễn nhuyệt bóp trong tay nghe choẹt choẹt thật vui, món súp bí đỏ bôi lên má thấy mát mát…’
Các bác sĩ nhi khoa cho rằng rất ít bé có thể kiểm soát việc cầm nắm thức ăn ngay từ đầu, nên việc cho trẻ chơi với thức ăn, tự mình khám phá là cần thiết để bé hoàn thiện dần các kỹ năng.
Cách vượt qua: Cố gắng cưỡng lại mong muốn giật cái thìa ra khỏi tay bé. Con bạn cần học cách tự ăn. Cho đến khi bé 2 tuổi, kỹ năng phối hợp các cử động tốt hơn và bé có thể tập trung hơn (đồng thời ít ngớ ngẩn hơn) để hoàn thành bữa ăn.
Tuy nhiên, các bố mẹ đừng sốt ruột vì nhiều bé vẫn vừa ăn vừa bôi bẩn cho đến tận tuổi mẫu giáo.
Thời điểm bắt đầu: khi trẻ được 7 tháng
Vì sao: Trẻ giai đoạn này sẽ trải qua trạng thái lo sợ khi thấy người lạ. Mặc dù trước đây bé vẫn vui vẻ khi được hết người này đến người kia truyền tay nhau bế trong suốt bữa tiệc, giờ đây bé bắt đầu nhận ra người ‘quen’ và ‘lạ’.
Bé có thể khóc ầm lên nếu bà nội – người không đến thăm thường xuyên – bế, hoặc khi bạn mở cửa cho nhân viên bưu điện mà để bé nhìn thấy.
Chắc chắn bạn sẽ bối rối trong hoàn cảnh này, nhưng thực ra đây là dấu hiệu chứng tỏ bé đã phân biệt được mẹ với một người ít thân thuộc hơn. Đây chính là cơ sở để bé có những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo.
Cách vượt qua: Giúp bé làm quen dần dần với những người ‘lạ’ cho đến khi giai đoạn này trôi qua, thường là khi bé được 15 tháng. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu những lợi ích bất ngờ khi bé khóc.
Nếu bạn cần phải gửi con cho bạn bè, người trông trẻ và không muốn bé khóc quá nhiều, hãy thử cách sau: để bé ngồi trên đùi, cho bé làm quen dần với người trông trẻ. Sau đó cả 2 người lớn (mẹ và người trông trẻ) cùng chơi với bé trong thời gian 30 – 45 phút để bé cảm thấy an toàn.
Khi bé cảm thấy yên tâm, vui vẻ mẹ mới nên rời đi.
Thời điểm bắt đầu: bé được 9 tháng tuổi
Vì sao: Có thể bé sắp đạt được một kỹ năng quan trọng trong phát triển, như sắp biết đứng hoặc biết đi.
Khi trẻ tập trung hết năng lượng vào hoàn thành một kỹ năng nào đó, bé có thể ‘tụt lùi’ trong kỹ năng khác, có thể là trong thói quen ngủ.
Cách vượt qua: Dỗ dành bé và rời khỏi phòng ngủ để bé tự ngủ lại.
Bạn càng lưu lại lâu, bé sẽ càng bị kích động. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn vẫn đang tuân theo một lịch trình tốt cho giấc ngủ của bé. Hãy đặt bé vào giường ngay trong lúc bé vẫn tỉnh. Một thói quen ngủ tốt sẽ có thể trở lại trong vòng vài tuần.
#5: Yêu thích mẹ hơn hẳn bố, hoặc ngược lại
Thời điểm bắt đầu: khi bé 8 – 9 tháng
Vì sao: Bé nhận ra bố và mẹ có ‘phong cách’ chăm sóc bé hoàn toàn khác nhau. Bé thể hiện thái độ yêu thích người này hơn hẳn người kia. Đa số bé sẽ chọn người thường chăm sóc bé thời gian nhiều hơn, người kia sẽ bị ‘cho ra rìa’.
Tuy nhiên, nếu chồng (hoặc vợ) bạn điều chỉnh mọi nguyên tắc để chiều theo mong muốn của con, con lại quay sang chọn người ‘nuông chiều’ bé hơn.
Cách vượt qua: Hãy bình tĩnh nếu bạn là người bị ‘ra rìa’. Con sẽ nhanh chóng quay lại yêu quý bạn như trước thôi.
Nếu bạn cứ cố gắng, cố gắng gắn chặt với bé, bé sẽ càng cưỡng lại. Hãy cố gắng để có thời gian ‘3 người’ cùng chia sẻ. Ví dụ: cả 2 bố mẹ cùng cho con ăn, cùng cho con tắm, cùng dỗ con ngủ… Sau một quãng thời gian ngắn, người mà bé ‘quấn’ hơn sẽ dần dần tách ra.
Trẻ sẽ học được rằng không nên kết nối bất cứ hoạt động thường ngày nào chỉ với bố hoặc chỉ với mẹ.
Thời điểm bắt đầu: Bé 9 – 12 tháng tuổi
Vì sao: Điều này chứng tỏ bé đang có khả năng kiểm soát cơ thể nhiều hơn. Thay vì chỉ nằm yêm khi bạn thay tã, bé tỏ ra vô cùng hào hứng với việc lẫy, lật và đạp chân.
Cách vượt qua: Tìm cách khiến bé sao nhãng. Một thứ đồ chơi hoặc một cuốn sách có thể giúp ích. Đôi khi bé trườn như một con hải cẩu trên bàn thay tã, dù cho bố mẹ đã thử đủ cách. Bạn có thể may mắn hơn nếu để bé xuống dưới sàn, bé sẽ có nhiều khoảng không hơn để cử động và bạn không còn lo lắng về chuyện bé bị ngã.
Thời điểm bắt đầu: Có thể khi bé 9 tháng tuổi, nhưng trở nên tồi tệ nhất trong khoảng bé 10 – 18 tháng tuổi
Vì sao: Sự lo lắng do chia cắt bắt đầu xuất hiện khi trẻ có khả năng ghi nhớ về hình ảnh của mẹ, ngay cả khi mẹ không ở bên cạnh.
Lúc này, dù cho mẹ muốn ‘riêng tư’ một chút trong nhà vệ sinh cũng là một việc khó. Em bé của bạn ghét nói ‘tạm biệt’ vì bé không biết bạn sẽ đi bao lâu.
Cách vượt qua: Nếu bạn cần phải rời đi để chuẩn bị bữa tối, cứ tiếp tục nói vọng ra để bé biết mẹ đang ở rất gần.
Hãy làm cho bé thật vui khi bạn trở lại, kiểu như: ‘Ta – da, xem này, mẹ đã nói mẹ quay lại ngay mà’.
Nếu bạn cần phải ra ngoài, hãy để người trông trẻ đến sớm, giúp bé làm quen dần. Sau đó, chỉ cần hôn bé và nói: ‘Tạm biệt con yêu’, sau đó rời đi ngay.
Việc dùng thời gian quá lâu để tạm biệt chỉ làm bé thêm hoang mang và buồn rầu. Con bạn sẽ có khả năng vượt qua giai đoạn này sớm hơn nếu đã từng có người trông trẻ từ khi còn bé, tuy nhiên, điều này cũng phần nào phụ thuộc vào tính cách bẩm sinh của bé.
Thời điểm bắt đầu: Ngay khi bé bắt đầu điều khiển được ngón tay để đưa vào miệng mút, phát triển ‘rầm rộ’ vào tầm bé 6 tháng
Vì sao: Khi bé mút ngón tay hoặc ngậm đồ chơi, bé đang thử tìm kiếm các thông tin: Cái đó có cứng không? Có ăn được không?... Đó chỉ đơn giản vì bé không thể đặt câu hỏi để có được thông tin như cách mà bạn vẫn làm.
Cách duy nhất để tìm hiểu về thế giới là qua các giác quan, vì thế bé sẽ cầm - nắm – ngậm bất cứ thứ gì trong tầm tay với được.
Cách vượt qua: Giữ tất cả những đồ vật nguy hiểm ngoài tầm với của trẻ. Đó là: kéo, các vật sắc nhọn, thuốc, hóa chất tẩy rửa, các loại chất gây độc…
Bé cũng có thể bò lung tung, khi tập đứng rồi bé có thể với – vì thế chú ý đến an toàn cho bé trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.
Nếu bé cho một thứ gì vào miệng, hãy lấy khỏi ngay và đưa cho bé một thứ an toàn hơn để thay thế, ví dụ như miếng ngậm silicon.
Hầu như không có cách nào để hạn chế tình trạng này, tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì bé sẽ dần dần từ bỏ thói quen này vào tầm 12 đến 18 tháng, khi bé thấy hứng thú hơn với việc tập đi và tập nói.