Bác sĩ nhi chia sẻ nguyên tắc ít người biết để bảo vệ hệ miễn dịch cho con

Chị Nguyễn Thu Hằng, Bác sĩ chuyên khoa nhi, Bác sĩ tâm lý lâm sàng trẻ em, hiện đang theo học tại Pháp về Tâm lý học phát triển và tâm lý học thực hành – là một facebooker có nhiều bài viết hữu ích về chăm sóc con cái.

tang cuong mien dich_1

Bác sĩ Thu Hằng (ảnh góc trái) khuyên các bà mẹ nên sử dụng thuốc đúng cách để bảo vệ hệ miễn dịch cho con 

Gia đình mới xin giới thiệu chia sẻ gần đây của Bác sĩ Thu Hằng về vấn đề lạm dụng thuốc với trẻ nhỏ, các lưu ý để bảo vệ, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.

Tránh ứng xử cực đoan để bảo vệ hệ miễn dịch cho trẻ

Chúng ta đang sống trong một đất nước/một thời đại có sự lạm dụng thuốc rất cao.

Vì vậy mình để ý mỗi khi có một ai đó viết chia sẻ về một vài bác sĩ ko lạm dụng kháng sinh, hoặc chống việc lạm dụng thuốc thường được rất nhiều cha mẹ chia sẻ, đồng tình.... vì đánh đúng vào tâm lý sợ lạm dụng thuốc của các bạn.

Bản thân mình cũng chống lại việc lạm dụng thuốc (mà mình nghĩ đa phần bác sĩ đều như vậy trừ một số người thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc trình độ quá kém).

Vì đúng là lạm dụng thuốc kháng sinh thì dễ bị nhờn thuốc, sự lạm dụng kháng sinh là một trong những yếu tố chính gây ra vi khuẩn kháng thuốc hoàn toàn hoặc bán phần, là vấn đề đau đầu cho ngành y và cả nhân loại hiện nay.

Lạm dụng và dùng sai nhóm thuốc chứa corticoide có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và nhiều tác dụng phụ khác, còn nhóm thuốc cảm cúm, hạ sốt... nhiều khi tưởng rất thông thường nhưng cũng có thể làm hại đến gan thận...và xa hơn là có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Nhưng nếu bị bệnh mà không được dùng thuốc đúng, thì cũng có thể hại đến sức khoẻ, thậm trí nguy hiểm cả sinh mạng. Điều này chắc các bạn đều biết.

Nhiều bạn lo sợ việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nhưng các bạn nên biết, dùng thuốc đúng cách, đúng lúc, cũng là một cách hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể vào thời điểm đó.

he mien dich

 

Nhiều bạn lo sợ việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nhưng các bạn nên biết, dùng thuốc đúng cách, đúng lúc, cũng là một cách hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể vào thời điểm đó. Khi hệ miễn dịch không bị 'đánh' cho suy yếu quá sau mỗi lần bệnh, thì sự phục hồi của cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều.

Khi hệ miễn dịch không bị 'đánh' cho suy yếu quá sau mỗi lần bệnh, thì sự phục hồi của cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa mỗi con người, cùng một thứ bệnh đó, nhưng có người không cần dùng thuốc cũng khỏi, có người bắt buộc phải dùng (ví dụ như trẻ sơ sinh, đẻ non, hoặc vì lý do gì đó mà có hệ miễn dịch rất kém, thì khác với trẻ khoẻ mạnh bình thường...)

Vì vậy, mình viết bài này, chỉ mong các bạn nắm được nguyên tắc không cực đoan: HÃY VÀ CHỈ DÙNG THUỐC KHI CẦN THIẾT, theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc, không lạm dụng, nhưng cũng đừng sợ thuốc quá dẫn đến những ứng xử cực đoan.

6 nguyên tắc giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt được bác sĩ Thu Hằng tóm tắt như sau:

1. Nguyên tắc ‘phòng vệ’:

- Ngay từ khi có con trong bụng, mẹ cần được sống trong môi trường yên tĩnh, trong sạch nhất có thể được, tinh thần thoải mái, ăn uống, ngủ nghỉ cân bằng.

- Con ra đời, hãy cố gắng tạo cho con một môi trường sống tốt, cuộc sống vui vẻ, tinh thần thoải mái. Tinh thần có ảnh hưởng rất nhiều đến hệ miễn dịch chắc các bạn cũng biết.

- Chăm sóc môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh, thông thoáng, tránh bụi bặm, tránh ồn ào, tránh khói thuốc lá, tránh mùi bia rượu.

- Cho trẻ tiếp xúc dần dần với môi trường xã hội, không bao bọc quá, nhưng cũng đừng vội vàng thoải mái quá mức.

- Chế độ ngủ, nghỉ ngơi, sinh hoạt cân bằng.

- Ăn uống cân bằng, đủ chất, không thừa quá cũng không thiếu. Ăn đồ ăn sạch nhất có thể được.

- Tránh ăn thực phẩm chế biến nhiều quá, vì trong thực phẩm chế biến ngoài lượng đường và muối rất khó kiểm soát, thì thường có thêm một lượng chất đạm công nghiêp, hoặc chất bảo quản, chất điều vị...là các thành phần có thể gây dị ứng và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.

- Lúc con còn nhỏ, thì xoa người cho con hàng ngày, đặc biệt dọc hai bên sống lưng, là nơi có nhiều hạch bạch huyết, làm tăng miễn dịch cho trẻ.

- Vào các thời kì chuyển mùa, hoặc khi đi du lịch xa, hoặc khi xung quanh có nhiều trẻ bị ốm…bạn có thể cho con dùng thêm chút vi ta min tổng hợp với liều lượng bằng nửa liều quy định trong khoảng chừng từ một đến hai tuần.

he mien dich_2

 Massage dọc sống lưng là nơi có nhiều hạch bạch huyết, giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch

2. Nguyên tắc áp dụng khi con có dấu hiệu ốm nhẹ, như hắt hơi sổ mũi, ấm đầu nhẹ, mà không sốt cao, không quấy khóc nhiều quá, vẫn ăn ngủ được, đại tiểu tiện bình thường, trên da không có vết mẩn đỏ, mắt không có tia vằn đỏ, không có biểu hiện nôn trớ….

Bạn có thể để con ở nhà, theo dõi cẩn thận, dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển tinh lọc để rửa mũi cho con thật sạch, con lớn trên hai tuổi có thể dạy con xúc họng bằng nước muối pha loãng 2-3 lần / ngày.

Ăn đủ nhưng nhẹ, dễ tiêu, không ăn đồ lạnh, đồ ăn lạ, cho con uống đủ nước…chơi trò chơi nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể được.

Cũng có thể cho con dùng thêm chút vitamin tổng hợp theo liều quy định khoảng chừng từ một đến hai tuần.

Nếu có dấu hiệu gì bất thường cần cho con đi khám ngay.

3. Nguyên tắc áp dụng khi con bệnh nặng: sốt cao, khó thở, thờ khò khè, ăn uống kém, nôn oẹ, quấy khóc, đại tiểu tiện ko bình thường, đầy bụng, da nổi mẩn đỏ, đau đầu, đau bụng, đau ngực….Cần đi khám hoặc mời bác sĩ tới nhà ngay.

Và lúc này, thì nên theo đúng chỉ định, lời khuyên của bác sĩ. Nếu còn thắc mắc gì, bạn nên trao đổi với chính người thầy thuốc đã khám cho con bạn, mọi lời khuyên bên ngoài lúc này chỉ có giá trị để tham khảo mà thôi.

Bạn hãy nhớ, một người thầy thuốc dù giỏi đến đâu, nhưng nếu không chịu khó trao đổi với bệnh nhân, thì cũng rất dễ trở thành thầy thuốc tồi.

Vì vậy, để không bị rơi vào tình trạng nửa tin nửa ngờ đối với bác sĩ, các bạn nên tìm trước vài bác sĩ tin cậy, thực sự tốt ở khu vực bạn sống, đừng để đến khi con bệnh mới cuống lên.

Vì chỉ có chuẩn bị tốt, thì bạn mới có thể là bệnh nhân tốt, phối hợp tốt với bác sĩ được.

Theo mình, một người thầy thuốc tốt là người thầy: 1) biết chẩn đúng bệnh, hoặc ít nhất cũng có định hướng giải quyết đối với các ca bệnh khó/ phức tạp. 2) biết lắng nghe, trao đổi, làm cho bạn yên tâm đi theo con đường trị liệu mà họ vạch ra; 3) biết thay đổi khi cần thiết, tức là không cực đoan; 4) bỏ chút thì giờ để giải thích cho bạn vì sao cần làm thế nọ mà không phải là thế kia, hướng dẫn cụ thể cách chữa trị cho bạn; 5) sử dụng cách điều trị đơn giản, phù hợp nhất cho người bệnh, không chạy theo quảng cáo thuốc nọ kia, không đi theo các con đường cực đoan...

Còn người bệnh tốt là người bệnh: 1) Biết đi bác sĩ đúng lúc; 2) Biết kể bệnh đầy đủ, không dài dòng quá nhưng cũng đừng cộc lốc quá (muốn vậy, có thể bạn cần ghi chép lại triệu chứng bệnh và những câu hỏi bạn muốn hỏi trước khi đến bác sĩ) 3) Không tự ý dùng thuốc phức tạp; 4) Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc số ngày sử dụng; 5) Dám/ biết trao đổi với thầy thuốc; 6) Biết cách phòng tránh bệnh; 7) Chịu khó tập luyện rèn luyện sức khoẻ.

he mien dich_3

 Cha mẹ phải dám và biết cách trao đổi với bác sĩ về bệnh của con thì quá trình điều trị mới đạt kết quả tốt

4. Nguyên tắc áp dụng khi con vừa khỏi bệnh: cần cho con chế độ chăm sóc đặc biệt hơn chút để giúp cơ thể ổn định.

5. Yêu thương, chăm sóc, âu yếm con thật nhiều. Cha mẹ và người nhà đừng nên rầu rĩ quá làm mất tinh thần chung...

6. Cho con khám sức khoẻ định kì ngay cả khi con khoẻ mạnh.

Bác sĩ Thu Hằng khuyên các bậc cha mẹ nên xem xét gợi ý ‘để con được ốm’ để con có khả năng miễn dịch tốt một cách đầy đủ:

Không tính đến những đứa trẻ được bao bọc quá mức, không được tiếp xúc với bên ngoài, thì có nhiều đứa trẻ vốn khoẻ mạnh từ khi còn đang trong bụng mẹ, sau đó ra đời được hưởng chế độ nuôi dưỡng, phòng bệnh đúng... thì ngay cả khi tiếp xúc với nguồn bệnh, cũng ít bị lây nhiễm, hoặc có lây nhiễm thì cũng có thể biểu hiện bệnh nhẹ, thoáng qua...

Cứ tiếp xúc với nguồn lây trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, là cơ thể bé có thể có kháng thể rồi.

Ví dụ như con mình đây, từ nhỏ chơi bời tiếp xúc rất thoải mái, nhưng mà ít ốm lắm hoặc có ốm thì cũng chỉ qua loa tý thôi (trộm vía con), vì mình luôn chủ động phòng bệnh.

Vì vậy, ‘để con được ốm’ để có nhiều miễn dịch sau này đỡ ốm có thể nói là cách miễn dịch mang tính chất tự nhiên. Nhưng chỉ nên ‘để con được ốm’ đến một mức nào đó thôi đừng có chủ quan quá mù ra mưa mà gây nguy hiểm....

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính