7 vấn đề sức khỏe trong mùa hè tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm

Mùa hè đang đến gần, nếu bạn không muốn tiêu phí thời gian và tiền bạc vào những ngày phải nằm bệt vì gặp vấn đề sức khỏe, hãy ghi nhớ 7 lưu ý sau đây.

Bảo vệ sức khỏe đúng cách giúp bạn tận hưởng những ngày hè hạnh phúc và an toàn

1. Nhiễm khuẩn hồ bơi

Hồ bơi hoặc các khu vui chơi giải trí như công viên nước có thể là “bến đỗ” của nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh về nhiễm trùng đường tiêu hóa, da liễu, viêm tai, nhiễm trùng đường hô hấp, đau mắt...

Cách đề phòng: Bất cứ ai tiếp xúc hay nuốt phải nước nhiễm bẩn đều có thể bị nhiễm các bệnh này. Vi khuẩn có thể sống trong nhiều ngày, ngay cả trong các bể bơi được khử trùng đúng cách.

Cách tốt nhất để đề phòng là tắm tráng lại kỹ càng, vệ sinh sạch tai, mũi... sau khi rời bể bơi, khu giải trí dưới nước.

2. Đuối nước

Đây là tai nạn thường gặp vào mùa hè hơn bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, bạn có thể không quá lo ngại, chỉ cần lưu ý những nguyên tắc an toàn cơ bản như: Khi chèo thuyền hoặc sử dụng phương tiện đường thủy, luôn luôn mặc áo phao; nếu không biết bơi – hãy tránh xa những vùng nước có thể gây nguy hiểm.

3. Sét đánh

Tỷ lệ bị sét đánh trong mùa hè thường cao hơn do mùa hè thường có mưa giông. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa lúc nắng và khi trời mưa cũng gây ra những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, tránh đi ra ngoài khi trời mưa. Nếu đang di chuyển ngoài trời mà gặp mưa bất chợt, có xuất hiện sấm sét thì nên tránh trú tại địa điểm gần nhất.

Bữa ăn đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè

4. Ngộ độc thực phẩm

Đỉnh điểm xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm thường rơi vào những tháng mùa hè, khi nhiệt độ cao dễ khiến vi khuẩn trong thực phẩm phát triển (vi khuẩn phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ từ 90 đến 100 độ).

Tuy vậy, ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.

Cụ thể, bạn cần nấu thực phẩm kỹ lưỡng và tránh lây nhiễm chéo. Ví dụ, khi đóng gói một món đồ ăn sống để cất vào tủ lạnh, hãy gói kỹ để chúng không chạm vào bất kỳ loại thực phẩm nào khác.

Đối với thực phẩm tươi sống đã bỏ ra bên ngoài tủ lạnh, nên nấu trong vòng 2 giờ, nếu không thể nấu trong thời gian đó nên loại bỏ vì thực phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn.

5. Cháy nắng

Bất kể tông màu da, ai cũng có thể bị cháy nắng. Cháy nắng là một vấn đề lớn hơn đa số mọi người nghĩ, vì có thể dẫn đến ung thư da.

Hãy tự bảo vệ mình bằng kem chống nắng (tìm loại kem chống nắng tốt nhất cho bạn), ở trong bóng râm vào buổi trưa và đội một chiếc mũ rộng vành. Bạn cũng nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng gay gắt mùa hè.

Những ngày thời tiết nắng nóng nên hạn chế tối đa hoạt động ngoài trời

6. Sốc nhiệt

Cơ thể có cơ chế tự làm mát thông qua tiết mồ hôi, tuy nhiên đôi khi cơ chế này là không đủ. Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C vào những tháng mùa hè có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe như: mất nước, kiệt sức, sốc nhiệt... Nguyên nhân chung của các vấn đề trên đều là do nhiệt độ cơ thể tăng quá nhanh.

Đề phòng những tai nạn này, khi thời tiết nắng nóng, bạn cần uống nhiều nước hơn, hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời.

7. Tai nạn xe hơi

Những tháng Sáu, Bảy, Tám là thời gian trẻ được nghỉ hè, các gia đình cũng thường tổ chức đi chơi xa vào thời điểm này... Tỷ lệ tai nạn giao thông ở nhiều nước tăng cao trong thời gian này.

Ngoài ra, khi nhiệt độ trên đường cao, nếu lốp xe ô tô đã cũ mòn, nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra là nổ lốp xe gây tai nạn. Hãy kiểm tra, bảo dưỡng xe, chuẩn bị kỹ càng nếu bạn muốn đi du lịch cùng gia đình bằng xe ô tô.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan