Tổn thương tinh thần đồng nghĩa với sang chấn tâm lý và có thể ảnh hưởng tới hạnh phúc, sức khỏe của chúng ta.
Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tổn thương về mặt tinh thần mà không ai phát hiện ra (thậm chí kể cả bạn).
Hậu quả của vết thương tình cảm có thể khiến bạn khó tập trung vào những sở thích bạn từng có và từng tận hưởng nhiều nhất khi rảnh rỗi.
Bạn có thể cảm thấy thiếu động lực vì những cảm xúc tiêu cực đang kiểm soát bạn nhiều hơn bạn nghĩ.
Một khi bạn nhận thấy rằng bạn không còn vui vẻ khi làm những việc từng khiến bạn hạnh phúc, hãy tự hỏi bản thân tại sao lại như vậy và đừng để mình không làm gì cả ngày.
Bạn càng không làm gì, vết thương tinh thần sẽ trở lại thường xuyên và ám ảnh bạn.
Tổn thương tinh thần có thể thực sự gây đau đớn và thường khiến bạn nghi ngờ khả năng làm được những điều lớn lao trong cuộc sống.
Bạn có thể cần nhìn lại những sự kiện đã mở ra vết thương đó và khiến bạn cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi hoặc xấu hổ.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng những cảm giác này rất có thể là dấu hiệu của một tổn thương tình cảm chứ không phản ánh con người thật của bạn.
Tâm trí của bạn có thể đang tua lại một trải nghiệm nào đó trong quá khứ bằng cách hạ thấp bạn để hiểu về những gì đã xảy ra với bạn.
Nhưng theo thời gian, bạn sẽ có thể đối phó với quá khứ và bỏ nó lại phía sau, đồng thời lấy lại giá trị bản thân trong quá trình này.
Tổn thương tinh thần cũng dễ khiến bạn bực mình trước những hành vi của những người xung quanh.
Bạn có thể sẽ để tâm đến nhiều điều và dễ bị xúc phạm, ngay cả khi người khác chỉ đang đùa.
Những vết thương lòng mà bạn vẫn mang theo sẽ khiến bạn né tránh hòa nhập với mọi người, cuối cùng dẫn đến thu mình lại với xã hội và lo âu.
Mặc dù dành thời gian cho bản thân là tốt, nhưng hãy nhớ rằng cởi mở với người khác cũng có thể giúp bạn vượt qua nỗi đau.
Bạn có khó đi vào giấc ngủ hay ngủ quá nhiều? Bạn có thường thức dậy vào những thời điểm ngẫu nhiên trong đêm?
Gián đoạn giấc ngủ có thể là kết quả của tổn thương tinh thần, và điều này có thể nguy hiểm vì nhiều lý do.
Ví dụ, bạn có thể có quá nhiều lo lắng vào ban đêm, hay gặp ác mộng hoặc adrenaline tăng cao khiến bạn không thể ngủ được.
Nếu đúng như vậy, bạn phải giải quyết vấn đề cốt lõi và nên nói chuyện với một chuyên gia về vấn đề đó.
Tổn thương tinh thần có thể khiến bạn tự chỉ trích bản thân không đủ tốt. Bạn sẽ đổ lỗi cho bản thân về mọi thứ xảy ra sai và bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng.
Khi bạn rơi vào tình trạng tăm tối này, hãy cố gắng ở bên những người thân yêu của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ, thấu hiểu từ họ.
Bạn bè, người thân của bạn là quan trọng nhất trong những lúc tuyệt vọng như vậy.
Tổn thương tinh thần có thể kích thích bạn khóc vì bạn thường cảm thấy nỗi đau trong tiềm thức.
Bạn sẽ dễ dàng khóc vì những cuốn sách, những bộ phim và rất dễ xúc động khi có điều gì đó chạm vào tâm hồn bạn.
Khi bạn gặp phải trạng thái này, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa hơn của vấn đề. Đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có những nỗi đau chưa được chú ý và chăm sóc,
Khi bạn không thể rũ bỏ bản thân khỏi trải nghiệm đau thương trong quá khứ và ký ức đó không ngừng quay trở lại tâm trí bạn, có khả năng nó đã biến thành một tổn thương tinh thần.
Việc bạn đấu tranh để quên đi quá khứ đau buồn thực chất là một dấu hiệu cho thấy bạn nên thừa nhận trải nghiệm đó và chấp nhận nỗi đau mà nó mang lại.
Hãy cố gắng tìm ra lý do tại sao nó lại gây ra cho bạn tổn thương cảm xúc lớn như thế và chấp nhận rằng thi thoảng cảm thấy như vậy là hoàn toàn bình thường.
(Theo IHI)