7 câu nói không nên nói với trẻ nhưng nhiều cha mẹ vẫn mắc phải

Tâm lý của trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương hơn những gì chúng ta nghĩ. Vì vậy, hãy ngừng nói với trẻ 7 câu này để trẻ phát triển tâm lý tốt hơn.

Câu nói này khiến trẻ cảm thấy tủi thân và dễ tạo thành nỗi ám ảnh sau này. Trẻ dễ có suy nghĩ bố mẹ không yêu thương, không cần mình. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của trẻ.

Khi cả bố mẹ và con đều mất bình tĩnh, cách tốt nhất là để cả hai bên chấn tĩnh lại, sau đó cùng nhau nói chuyện để giải quyết vấn đề, tránh việc lấy tư cách là người lớn để quát mắng trẻ.

Vụng về là điều không thể tránh khỏi khi trẻ còn nhỏ. Vì thế, đừng nên đổ lỗi cho trẻ chỉ vì những 'tai nạn' nhỏ như thế này. Điều đó sẽ khiến trẻ tự trách bản thân và hình thành tâm lý sợ mắc sai lầm, khiến trẻ ngại thử những điều mới mẻ trong cuộc sống.

Trẻ có xu hướng học theo cha mẹ chúng. Vì vậy, thay vì lấy khuyết điểm của người kia ra làm 'ví dụ', hãy lấy những ưu điểm để làm 'tấm gương tốt' cho trẻ noi theo.

Trẻ con có tính tò mò và rất thích thử làm những thứ người lớn có thể làm. Những câu nói mang tính phủ định khả năng của trẻ sẽ khiến trẻ sợ thất bại mà không dám thử những điều mới lạ.

Khuyến khích tinh thần của trẻ là những gì cha mẹ nên làm, đồng thời cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ thực hiện. Điều này sẽ làm tăng thêm sự gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Câu nói này sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân mình thiếu quan trọng trong lòng bố mẹ. Khi cần hỏi điều gì, trẻ sẽ ngần ngại hơn vì chúng sợ bố mẹ không có thời gian cho chúng.

Câu nói này sẽ khiến bé vui vẻ hơn nhiều.

Trẻ hay thích 'nghịch ngợm' như thế này. Trẻ cảm thấy hành động của mình rất thú vị, nhưng lại không được bố mẹ hiểu cho. Từ đó dễ dẫn đến những cảm xúc không vui, giận dỗi bố mẹ.

Hãy khuyến khích sự sáng tạo của trẻ để trẻ phát triển tốt hơn.

Những lời trách mắng của cha mẹ về điểm số sẽ khiến trẻ không còn động lực và niềm yêu thích trong học tập. Trẻ sẽ cảm thấy áp lực về thành tích, dễ dẫn đến quay bài, chép bài để đạt điểm cao mà không học thực sự.

Hãy học cùng trẻ để tìm ra những sai sót và sửa lỗi để trẻ tiến bộ hơn.

Lam Điểu/giadinhmoi.vn

Tin liên quan