Báo Điện tử Gia đình Mới

10 bí quyết để ‘đập vỡ’ thói quen xấu luôn trì hoãn mọi việc

Bạn có một bài luận quan trọng cần hoàn thành trong 1 tuần, nhưng bạn cứ trì hoãn mãi, cuối cùng chỉ một ngày trước khi hết hạn bạn mới thực sự bắt tay vào công việc.

Bạn có bao giờ phải đau đầu suy nghĩ xem nên 'làm ngay' hay 'để mai tính'?

Bạn có bao giờ phải đau đầu suy nghĩ xem nên 'làm ngay' hay 'để mai tính'?

Thói quen trì hoãn tạo ra vô số khủng hoảng trong công việc cũng như trong cuộc sống, và đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn không còn rơi vào thảm họa thức trắng đêm để hoàn thành gấp rút một việc đáng ra có thể làm xong từ trước đó cả ngày.

# 1: Đừng tự trách móc bản thân

Dừng việc tự chỉ trích bản thân vì thói quen trì hoãn. Việc này chỉ làm mọi việc thêm khó khăn, nặng nề và bạn càng khó để bắt tay vào làm việc.

Cảm thấy tiếc nuối và ‘tội lỗi’ là một cảm giác tồi tệ.

Thật lãng phí thời gian khi tự ‘càu nhàu’ mắng mỏ bản thân. Thay vào đó, chỉ cần tiến lên phía trước và chú tâm vào việc bạn cần làm ngay lúc này.

# 2: Đặt ra chu trình 15 phút

Thay vì nghĩ đến toàn bộ thời gian, có thể kéo dài hàng giờ liền để hoàn thành nhiệm vụ, hãy đặt ra nhiệm vụ cho 15 phút đầu tiên.

Hãy thật tập trung trong 15 phút đó để hoàn thành những bước đầu tiên của công việc.

Nếu 15 phút vẫn làm bạn cảm thấy ngại và nản, hãy chọn 3 phút thay vào đó.

Sau khi đã có bước khởi đầu thành công, tạm nghỉ 2 phút.

Bạn có thể tiếp tục với chu trình 15 phút để tăng cường sự tập trung cao độ cho công việc.

# 3: Chia nhỏ công việc

Bạn có thể bị choáng khi nghĩ đến việc phải hoàn thành toàn bộ bài luận hoặc vượt qua một số nhiệm vụ kéo dài cả tuần.

Thay vì tính toán toàn bộ khối lượng công việc phải làm, hãy ‘bẻ nhỏ’ chúng. Bạn có thể bắt đầu với một ‘mẩu’ nhỏ công việc và coi đó như động lực để tiến lên.

Ví dụ, thay vì nghĩ: ‘Tôi phải làm xong bài luận này vào 10 giờ đêm nay’, hãy tự nói với bản thân: ‘Tôi sẽ bắt đầu làm phần dàn ý chung, dàn ý chi tiết và tìm kiếm các trích dẫn’.

Cách tốt nhất để hoàn thành một việc là bắt tay vào làm ngay!

Cách tốt nhất để hoàn thành một việc là bắt tay vào làm ngay!

# 5: Buổi sáng là dành cho việc khó nhất

Khởi đầu ngày mới với công việc khó nhất chính là cách hữu hiệu để chữa căn bệnh ‘để mai tính’.

Buổi sáng là thời điểm bạn dồi dào năng lượng nhất, nếu như bạn đã ăn sáng đầy đủ và không thức quá khuya và đêm hôm trước.

Xử lý những việc phức tạp vào thời điểm này là lý tưởng nhất, sau đó bạn sẽ có thể chuyển sang những nhiệm vụ dễ dàng hơn vào thời gian còn lại trong ngày.

# 6: Tự nói với bản thân để tạo động lực

Tự nói với bản thân là cách thú vị khiến bạn trấn tính, tập trung và xác định bản thân. Hãy sử dụng tên của mình, ví dụ, bạn có thể tự nói với mình rằng: 'Nam, mày có thể làm được!'

'Mày đã làm cả nghìn bài luận trước đây, mày sẽ làm tốt lần này'.

Hoặc tự đặt câu hỏi: 'Nam, sao mà căng thẳng quá vậy? Mày làm được mà?'

# 7: Không cầu toàn

Đặt ra mục tiêu làm một bài luận, bài thuyết trình hay một bản dự án hoàn hảo có thể là yếu tố khiến bạn dậm chân tại chỗ.

Vì thế, hãy ngăn mình tạm thời không nghĩ đến (lo lắng thái quá) về mức độ hoàn hảo của công việc.

Mọi việc sẽ chẳng bao giờ hoàn hảo nếu nó chưa hoàn thành, và ‘sản phẩm’ chưa hiện ra thì cũng chẳng có cái gì để chỉnh sửa cho hoàn hảo.

# 8: Tự hứa với bản thân về phần thưởng

Hứa với bản thân về một ‘phần thưởng’ khi bạn xong việc có thể là cách để thúc đẩy bản thân.

Bạn có thể cảm thấy ngại khủng khiếp khi phải nhiều giờ nữa mới xong một công việc phức tạp. Chỉ cần tự hứa với bản thân mình, sẽ thực hiện một việc mà bạn yêu thích sau khi hoàn thành công việc ‘khó nhằn’ này, bạn sẽ có thêm động lực để làm việc.

# 9: Loại bỏ các yếu tố gây sao nhãng

Nếu vừa làm việc trên máy tính vừa bị làm phiền bởi những thông báo của Facebook hay các tin nóng liên tục xuất hiện ở trình duyệt, bạn không thể nào hoàn thành công việc được.

Hãy chỉ ra những gì đang làm bạn sao nhãng. Đó có thể là máy tính, điện thoại hoặc bất cứ loại máy móc có ‘màn hình’ nào khác.

Hãy tìm kiếm các ứng dụng để tránh những ké phá rối này. Đối với smartphones, bạn có thể sử dụng AppDetox, hay Yelling Mom.

Các phần mềm này cho phép bạn thiết lập một quãng thời gian làm việc, sau quãng thời gian đó mà vẫn không xong thì app sẽ bắt đầu ‘quát nạt’ để thức tỉnh bạn.

Hoặc đơn giản nhất, bạn chỉ cần tắt hết các tín hiệu thông báo trên điện thoại, chỉ để lại chuông của tin nhắn và cuộc gọi.

Đối với máy tính, ứng dụng Freedom cũng có thể giúp bạn tránh sao nhãng.

Ôm đồm nhiều việc khiến bạn thường xuyên trì hoãn việc này để nhảy sang làm việc khác

Ôm đồm nhiều việc khiến bạn thường xuyên trì hoãn việc này để nhảy sang làm việc khác

# 10 Đừng ôm đồm quá nhiều việc

Thay vì làm nhiều việc một lúc, hãy chú tâm vào một việc trong một thời điểm nhất định.

Ôm đồm nhiều việc có thể khiến bạn lầm tưởng là bạn đang hoàn thành được tất cả, nhưng thực ra, việc nào của bạn cũng dở dang và không hiệu quả.

Vì vậy, trong một thời điểm nhất định, hãy chỉ tập trung hết sức vào một việc. Điều này giúp cho bạn không bị ngợp bởi một lịch trình bận rộn, cứ đi lòng vòng rồi cuối cùng không có bất cứ việc gì đúng hẹn.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO