Tất cả thành phần từ lá cho tới rễ của cây đinh lăng hoàn toàn có thể được sử dụng để bào chế thành thuốc.
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L) Harms, hay còn được biết tới dưới cái tên: Cây gỏi cá, cây nam dương sâm...
Cây đinh lăng là loại cây có thân nhỏ, mịn, không có gai, có chiều cao khoảng 1 đến 1,5m. Lá đinh lăng thuộc dạng lá kép hình lông chim 2 đến 3 lần, cuống lá khá nhỏ nhưng dài.
Người dân vẫn thường sử dụng lá đinh lăng để làm món ăn, bên cạnh đó các bộ phận của cây đinh lăng có nhiều tác dụng đem lại cho sức khỏe.
Dưới đây là tác dụng của cây đinh lăng:
Những hoạt chất và vitamin lẫn acid amin có trong nước lá đinh lăng tươi hoàn toàn có thể giúp lợi sữa cho bà bầu trước hoặc sau sinh. Ngoài ra nó còn bồi bổ sức khỏe cho các chị em khi mới sinh xong do cơ địa lúc đó còn đang rất yếu. Bạn có thể nấu canh cá rồi cho lá đinh lăng vào ăn kèm khi còn nóng sẽ rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tình trạng tắc tia sữa xảy ra vô cùng phổ biến ở các bà mẹ sau sinh, việc uống nước lá đinh lăng sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng này.
Cách dùng: 200g lá đinh lăng tươi rửa sạch, hãm trực tiếp với nửa lít nước sôi để lấy nước uống.
Các hoạt chất bên trong nước lá đinh lăng có tác dụng giúp giảm đau, thư giãn. Do vậy mà người bị cao huyết áp dạng nhẹ có thể sử dụng nước lá để uống sẽ giúp tình trạng huyết áp cao được giảm đáng kể.
Tuy nhiên không nên lạm dụng để uống trong một thời gian dài vì lá đinh lăng còn chứa chất Saponin có tác dụng làm tan máu.
Có thể sử dụng lá đinh lăng kết hợp với một số vị thuốc như cúc tần, cam thảo dây, cây xấu hổ để điều trị hiệu quả chứng đau lưng và xua tan bệnh gout. Hãy sắc uống nước lá đinh lăng và các vị thuốc này chia thành 2 lần uống mỗi ngày để mang lại hiệu quả điều trị.
Đây là tác dụng của lá đinh lăng hiện nay được khá nhiều người quan tâm và sử dụng thường xuyên. Lá đinh lăng 24g, tang diệp 20g, lá vông 20g, tâm sen 12g, liên nhục 16g, tất cả kết hợp mang đi sắc với 400ml nước để uống. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày sau ăn sẽ giúp chữa chứng mất ngủ kinh niên và bồi bổ cho cơ thể.
Bạn có thể sử dụng 30g rễ cây đinh lăng cùng với cành lá, thêm vào 10g vỏ cam, quýt, chanh mỗi loại, 20g lá tre tươi, 30g rau má, 30g cam thảo dây, 20g rễ lá sài hồ. Tất cả đem sắc thành thuốc uống sẽ có công dụng trị ho và đau tức ngực hiệu quả.
Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
-Với lá đinh lăng tươi: Chuẩn bị khoảng 100 đến 150g lá tươi, cùng với nửa lít nước sạch mới được đun sôi. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi cùng với nước sôi rồi đậy nắp lại, sau vài phút mở nắp ra và đảo liên tục vài lần. Sau khoảng 5 phút thì chắt ra để uống nước đầu tiên, rồi đổ tiếp thêm khoảng nửa lít nước vào để đun sôi lại nước thứ hai.
- Với lá đinh lăng khô: Bạn nên sử dụng khoảng 30 đến 40g lá khô, hãm với nửa lít nước sôi, rồi để trong khoảng từ 5 đến 10 phút là có thể sử dụng. Để hoạt chất trong lá đinh lăng khô được tiết ra hết, bạn nên hãm lại 2 lần với lượng nước bằng nhau.
Uống nước lá đinh lăng nhiều có tốt không? Trong nước lá đinh lăng chứa chất saponin có thể phá huyết nếu sử dụng quá nhiều. Vậy nên mọi người khi sử dụng nước lá đinh lăng cần tuân thủ liều lượng.
- Trẻ em không nên sử dụng nước lá đinh lăng để uống, bởi nó dễ ra các tác dụng phụ không tốt lên cơ thể.