Theo PGS.TS Trần Thị Thu Vân - Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam, Củ tam thất là loại dược liệu quý có tác dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa khí huyết, lưu thông máu… được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Theo Y học cổ truyền, rễ củ tam thất có vị ngọt, đắng, tính ấm vào kinh can, vị; hoa tam thất có vị ngọt, tính mát quy kinh can. Rễ củ tam thất được rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 độ C đến 70 độ C, tán thành bột mịn. Nụ hoa tam thất phơi khô hoặc sấy khô khi sử dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nên dùng củ tam thất. Những trường hợp sau đây được khuyến cáo không nên dùng loại dược liệu này:
1. Phụ nữ có thai:
Đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ không nên uống tam thất vì có thể sẽ gây sẩy thai.
2. Người bị tiêu chảy:
Người bị tiêu chảy đang bị mất nước, thành ruột và mao mạch bị tổn nước. Nếu uống tam thất có thể gây xuất huyết.
3. Phụ nữ đang bị rong kinh:
Vì tam thất có tác dụng tiêu huyết sẽ làm cho tình trạng rong kinh nặng hơn. Người nào đang bị chảy máu cũng không nên uống tam thất vì sẽ khiến cho vết thương lâu lành.
4. Người bị huyết áp thấp:
Uống tam thất sẽ làm huyết áp giảm, khi đó người huyết áp thấp dùng tam thất sẽ khiến huyết áp giảm mạnh gây nguy hiểm.
5. Trẻ em không nên uống tam thất:
Trẻ em uống tam thất sẽ làm gan, thận hoạt động nhiều hơn, gây quá tải không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó người có cơ địa nóng quá hoặc lạnh quá cũng không nên sử dụng, hoặc hạn chế sử dụng.
(Cách để nhận biết người có cơ địa nóng hay lạnh dựa vào các dấu hiệu sau: Người thuộc thể nóng thường xuyên bị táo bón, nóng ruột gan. Người thuộc thể lạnh thì hay bị lạnh bụng, đi tiêu phân lỏng mỗi khi ăn đồ lạnh).
Uống củ tam thất bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia cũng khuyến cáo cho dù bạn dùng bột tam thất bắc hay sử dụng củ tam thất để điều trị, bạn nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ lâm sàng, không dùng quá mức.
Sử dụng tam thất theo dạng nào là tốt nhất?
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau trong điều trị mà bạn có thể sử dụng tam thất theo các dạng khác nhau.
Bột tam thất trộn mật ong: Củ tam thất sống được nghiền mịn thành bột, trộn với mật ong thành dạng sệt và viên thành từng viên nhỏ uống trực tiếp. Dạng này có tác dụng giảm cân hiệu quả, cầm máu, giảm đau, ổn định huyết áp.
Tam thất cắt lát mỏng, đem phơi khô rồi ngậm, nhai hoặc pha với nước uống
Tam thất cắt lát có thể đem pha trà với mật ong giúp tinh thần sảng khoái, giảm cân hiệu quả. Hoặc pha trà nụ hoa tam thất, kết hợp với các loại khác như mật ong, hay hoa cúc sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngoài ra tam thất được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe như: gà ác hầm tam thuốc bắc, tim hầm tam thất,…
V.LinhBạn đang xem bài viết Củ tam thất rất tốt nhưng 5 người không nên dùng nếu không muốn gặp tác dụng phụ tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].